NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG PROTEIN LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) GIAI ĐOẠN GIỐNG

Authors

  • Lại Văn Hùng Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang
  • Huỳnh Thư Thư Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa
  • Trần Thị Lê Trang Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang

Abstract

Protein là một trong những thành phần dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sinhtrưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn ở cá nói chung và cá Chim vây vàng nói riêng. Trongnghiên cứu này, 5 mức protein khác nhau (40, 43, 46, 49 và 52%) được thử nghiệm nhằmđánh giá ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sốngvà hệ số thức ăn ở cá Chim vây vàng giai đoạn giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàmlượng protein trong thức ăn có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng và hệ số thức ăn(FCR) của cá Chim vây vàng giai đoạn giống. Trong đó, cá được cho ăn thức ăn có hàmlượng protein 46, 49 và 52% cho tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài, khối lượng,khối lượng cuối cao hơn và hệ số thức ăn thấp hơn so với hàm lượng protein 40 và 43% (p< 0,05). Nhìn chung, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tốc độ sinh trưởng và hệsố chuyển đổi thức ăn giữa cá được cho ăn ở mức protein 46, 49 và 52% hay 40 và 43% (p> 0,05). Hàm lượng protein trong thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá (94 –98%) (p > 0,05). Từ nghiên cứu này có thể nhận thấy rằng, hàm lượng protein 46% trongthức ăn là tốt nhất cho sinh trưởng và hệ số thức ăn của cá Chim vây vàng, đồng thời, giúptiết kiệm chi phí thức ăn cũng như hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường bể nuôi.Từ khóa: Cá Chim vây vàng giống, Trachinotus blochii, protein, sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệsố thức ăn

References

. Lại Văn Hùng, Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, Nxb. Nông nghiệp,

. Lại Văn Hùng và Ngô Văn Mạnh, Thử nghiệm sản xuất giống cá Chim vây vàng

(Trachinotus blochii Lacepede, 1801) tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN

tỉnh Khánh Hòa, 2011.

. AOAC, Official methods of analysis. Association of Official Analytical Chemists,

Arlington, VA, 1998.

. Berry, F. and Iverson, E.S., Pompano: biology, fisheries and farming potential,

Proceedings of the Gulf Caribbean Fisheries Institute, 19, (1967), 116-128.

. Juniyanto, N.M., Akbar, S. and Zakimin., Breeding and seed production of silver

pompano (Trachinotus blochii, Lacepede) at the Mariculture Development Center of

Batam, Aquacult. Asia Mag., 13, (2008), 46-48.

. Lan, P.H., Cremer, C.M., Chappell, J., Hawke, J. and O’Keefe, T., Growth

performance of Pompano (Tranchinotus blochii) fed fishmeal and soy based diets in

offshore OCAT ocean cages, U.S. Soybean Export Council, 12125 Woodcrest

Executive Drive Suite 140, St. Louis, MO, (2007), 28-31.

. Lazo, J.P., Davis, D.A., Arnold, C.R., The effects of dietary protein level on growth,

feed efficiency and survival of juvenile Florida pompano (T. carolinus), Aquaculture

, (1998), 225-232.

. Liu, X., Wang, H., Zhang, H. and Xu, D., Optimum dietary protein to energy ratio in

Juvenile pompano, Trachinotus ovatus. Fish. Sci., 30, (2011), 136 -139.

. Riche, M., Evaluation of digestible energy and protein for growth and nitrogen

retention in juvenile Florida pompano Trachinotus carolinus, J. World Aquac. Soc.,

, (2009), 45-57.

. Wang, F., Han, H., Wang, Y. and Ma, X., Growth, feed utilization and body

composition of juvenile golden pompano Trachinotus ovatus fed at different dietary

protein and lipid levels, Aquaculture Nutrition, 2012.

Published

2013-04-25