TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ- XÃ HỘI ĐẾN THẢM THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở RÚ CHÁ, THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Trần Hiếu Quang Viện Tài nguyên và Môi trường- Đại học Huế
  • Trần Thị Tú Viện Tài nguyên và Môi trường- Đại học Huế
  • Nguyễn Khoa Lân Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Abstract

Tóm tắt. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thành phần loài thực vật ngập mặn (TVNM) ở Rú Chá. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 27 loài TVNM thuộc 26 chi, 22 họ của 2 ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, ngành Ngọc lan chiếm ưu thế. Trong số 27 loài TVNM ở Rú Chá, có 10 loài cây ngập mặn chính thức và 17 loài cây tham gia ngập mặn. Đồng thời, so với danh lục thành phần loài của các tài liệu trước đây, nghiên cứu lần này đã bổ sung thêm 8 loài mới ở Rú Chá. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế- xã hội ở xã Hương Phong trong thời gian qua đã có nhiều ảnh hưởng đến thảm thực vật ngập mặn nơi đây. Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội mới quan tâm nhiều vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và  sinh kế. Vì thế, kết quả nghiên cứu đã xác định được 4 hoạt động kinh tế- xã hội chủ yếu (sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, san lấp đất rừng ngập mặn để xây dựng công trình và hoạt động dân sinh khác) đã làm suy thoái thảm TVNM ở Rú Chá về diện tích, sự phân bố và chất lượng TVNM.

Từ khóa: Rú Chá, thực vật ngập mặn, tác động, hoạt động kinh tế- xã hội, thành phần loài, đặc điểm phân bố.

Author Biographies

Trần Hiếu Quang, Viện Tài nguyên và Môi trường- Đại học Huế

Cán bộ nghiên cứu, Bộ môn Quản lý môi trường và Biến đổi khí hậu, Viện Tài nguyên và Môi trường

Trần Thị Tú, Viện Tài nguyên và Môi trường- Đại học Huế

Cán bộ nghiên cứu, Trưởng PTN chuyên đề Khí và Vi sinh, Bộ môn Công nghệ môi trường, Viện Tài nguyên và Môi trường

Nguyễn Khoa Lân, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Phó giáo sư, Tiến sĩ;

Giảng viên chính, Khoa Sinh học, Đại học Sư phạm, Đại học Huế

References

. FAO and Wetlands International, Mangrove Guidebook for Southeast Asia. Printed by Dharmasarn Co. Ltd, 2007.

. Phan Nguyên Hồng, Rừng ngập mặn Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 1999.

. Phan Nguyên Hồng, Phương pháp điều tra rừng ngập mặn, Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học, Nxb. Giao thông vận tải, 2003, 315 - 331.

. Nguyễn Khoa Lân, Phạm Minh Thư, Nghiên cứu hiện trạng vùng đất ngập nước Rú Chá ở Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học lần thứ nhất kỷ niệm 45 năm Đại học Huế, Huế, 2004.

. Lê Văn Thăng và nnk, Mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng tại vùng trũng thấp ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, Nxb. Nông nghiệp, 2011.

. Phạm Minh Thư, Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý cây ngập mặn Rú Chá, xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế dựa vào cộng đồng, Luận văn Thạc sĩ Sinh thái học, Trường Đại học Khoa Học, Huế, 2003.

. Hoàng Công Tín, Nghiên cứu mật độ, đặc điểm phân bố cây ngập mặn và cỏ biển ở vùng đất ngập nước thuộc xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ Sinh thái học, Trường Đại học Khoa Học, Huế, 2008.

. Hoàng Công Tín, Mai Văn Phô, Thành phần loài và đặc điểm phân bố của thực vật ngập mặn ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1, (2012), 2085- 2094.

. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng kết Nghiên cứu rừng ngập mặn Rú Chá, Hương Phong, Thừa Thiên Huế, Dự án Quản lý tổng hợp hoạt động đầm phá- Dự án IMOLA II, Huế, 2010.

. UBND xã Hương Phong, Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2012 và nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2013, báo cáo số 44/BC-UBND ngày 18/12/2012, 2012.

Published

2014-05-13