ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ĐẾN ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Authors

  • Hoàng Thị Thái Hoà Trường Đại học Nông lâm
  • Đỗ Đình Thục Trường Đại học Nông Lâm Huế
  • Nguyễn Hữu Hiển

Abstract

Nghiên cứu được tiến hành trong năm 2012 - 2013 tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình nhằm mục đích đánh giá được ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân có đất bị thu hồi, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau thu hồi đất, lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhiều hộ dân sau thu hồi đất đã có thu nhập cao hơn trước khi thu hồi đất, người dân cũng được hưởng lợi nhiều hơn từ các công trình cơ sở hạ tầng mới được đầu tư sửa chữa. Một số hộ dân giảm thu nhập khi bị thu hồi đất, do lao động chưa tìm kiếm được việc làm ổn định. Đa số hộ dân sử dụng nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ vào mục đích phi sản xuất, rất ít người chủ động học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp. Việc thu hồi đất tất yếu sẽ dẫn đến một bộ phận dân cư mất nhà, mất tư liệu sản xuất. Vì vậy Nhà nước cần triển khai những giải pháp đồng bộ. Thực hiện tốt chính sách thu hồi đất của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân có đất bị thu hồi.

Published

2013-02-12