GIẢI MÃ CỘI NGUỒN BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT QUA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Authors

  • Nguyễn Văn Hùng Trường Đại học Phú Xuân, Huế

Abstract

Với cảm thức phân tích, giả định, giải thiêng và luận giải lịch sử, văn hóa, Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh đã mang lại luồng gió mới lạ cho những người yêu thích thể loại tiểu thuyết lịch sử - văn hóa. Cùng với nhiều tiểu thuyết lịch sử đương đại khác, Mẫu Thượng Ngàn đã khám phá “hằng số lịch sử” bằng những hướng tiếp cận khác nhau, từ điểm nhìn văn hóa, triết học lịch sử hay tinh thần nhân bản. Từ đó, tác phẩm soi rọi, chiêm nghiệm quá khứ, tìm thấy những bài học mới cho ngày hôm nay.

References

. Nguyễn Xuân Khánh, Mẫu Thượng Ngàn, Nxb. Phụ nữ, H, 2006.

. Trần Quốc Vượng, Về nguyên lí tính Mẹ trong văn hóa Việt Nam, in trong Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, 2003, H, 467.

. Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc, Các nữ thần Việt Nam, Nxb. Phụ nữ, H, 1993.

. Vũ Ngọc Khánh, Mai Ngọc Chúc và Phạm Hồng Hà, Nữ thần và Thánh Mẫu Việt Nam, Nxb. Thanh niên, H, 2002.

. Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, tập 1, H, 2009, 24-25.

. [Ngô Đức Thịnh, Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb. Trẻ, TP.HCM, 2012, 95.

. Ngô Đức Thịnh, Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, Viện Văn hóa, Nxb. Văn hóa - Thông tin, H, 2007, 225.

. Nguyễn Xuân Khánh trả lời phỏng vấn (Nguyễn Sĩ Đại thực hiện), báo Nhân dân, ngày 30-7-2006.

. Tạ Chí Đại Trường, Các hệ thống thần linh bản địa Việt cổ, in trong Thần, Người và Đất Việt, Nxb. Văn hóa - Thông tin, H, 2006, tr.31-tr.71.

. Trần Thị An, Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, Nghiên cứu Văn học, số 6/2007, H, 27-47.

. Dương Thị Huyền, Nguyên lí tính Mẫu trong truyền thống văn học Việt Nam, nguồn http://vietvan.vn/

. Trịnh Thị Lan, Ngôn ngữ thân thể trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, nguồn http://vanhoanghean.com.vn/

Published

2013-08-05