ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA VỚI QUẦN THỂ RẦY LƯNG TRẮNG (Sogattella furcifera Horvath) THỪA THIÊN HUẾ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Authors

  • Trần Thị Hoàng Đông Trường Đại học Nông Lâm Huế
  • Hoàng Trọng Kháng
  • Thái Doãn Hùng
  • Trần Thị Xuân Phương

Abstract

Gần đây, rầy lưng trắng, Sogattella furcifera Horvath được xem là một trong những đối tượng sâu hại lúa quan trọng ở hầu hết các vùng trồng lúa. Ở Thừa Thiên Huế, rầy lưng trắng cũng đã trở thành đối tượng sâu hại nghiêm trọng trên cây cây lúa. Gieo trồng giống lúa kháng rầy được xem là biện pháp chủ động trong việc hạn chế bệnh lùn sọc đen hại lúa và là biện pháp thân thiện với môi trường. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được thực hiện trên 13 giống lúa được trồng phổ biến ở miền Trung (QR1, OM7364, OM5976, XT27, ĐT34, QNam 1, HT1; DH815-6, VN 121, TH6, ML 202, XT28; BT7) và đối chứng là giống chuẩn nhiễm TN1 để kiểm tra với mục đích tuyển chọn được các giống lúa có khả năng kháng với quần thể rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy giống ĐT34 biểu hiện kháng cao với quần thể rầy lưng trắng Thừa Thiên Huế; 3 giống XT28, VN121, XT27 là các giống kháng vừa; 2 giống OM7364, ML202 nhiễm vừa; 4 giống biểu hiện nhiễm là HT1, QR1, OM5976, ĐH815-6; các giống QNam1, TH6, BT7 và giống đối chứng TN1 biểu hiện nhiễm nặng với quần thể rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế. Cần tiến hành các khảo nghiệm đồng ruộng về khả năng thích ứng, năng suất và mức độ kháng rầy của các giống ĐT34, XT27, XT28 ở các vùng sinh thái khác nhau để làm cơ sở cho việc sản xuất đại trà các giống lúa đó tại Thừa Thiên Huế.

Từ khóa: Giống kháng, bệnh lùn sọc đen, IPM, rầy lưng trắng, Thừa Thiên Huế

References

Bộ môn côn trùng (2004). Giáo trình côn trùng chuyên khoa. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010). Quy định biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa.Thông tư số 58/2010/TT-BNNPTNT.

Hà Viết Cường, Nguyễn Viết Hải, Vũ Triệu Mân (2010). Xác định nguyên nhân gây bệnh lùn sọc đen (lùn lụi) trên lúa vụ mùa năm 2009 tại miền Bắc.

Đường Hồng Dật. Cơ sở khoa học bảo vệ cây. NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 1984.

Nguyễn Văn Đĩnh, Trần Thị Liên (2006). Phản ứng của các giống lúa mang gen chuẩn kháng đối với 3 quần thể rầy nâu (Nilapavarta lugens Stal) ở đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp 4: 17 - 21.

Hoàng Thế (2010). Nâng cao năng lực phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa. Bản tin Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, 5-6/2010: 24, 14.

Litsinger J.A, Bangdong J.P, Canapi B.L, Dela Cruz CG, Pantua P.C, Alviola A.L, Batay-An III E.H (2005). Evaluation of action thresholds for chronic rice insect pests in the Philippines. I.Less frequently occurring pests and overall assessment. International Journal of Pest Management 51 (1): 45-61.

Matsumura, M., Suzuki, Y. (2003). Direct and feeding-induced interactions between two rice planthoppers, Sogatella furcifera and Nilaparvata lugens: effects on dispersal capability and performance. Ecol.Entomol. 28: 174:182.

Published

2014-05-13