ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH BOKASHI-TRICHODERMA ĐẾN TUYẾN TRÙNG NỐT SƯNG (MELOIDOGYNE INCOGNITA) HẠI HỒ TIÊU TẠI QUẢNG TRỊ

Authors

  • Hoàng Thị Hồng Quế Trường Đại học Nông lâm, Đại Học Huế
  • Trần Thị Thuỳ Trường Đại học Nông lâm, Đại Học Huế
  • Trần Thị Thu Hà Trường Đại học Nông lâm, Đại Học Huế
  • Trương Thị Bích Phượng Bộ môn Sinh học ứng dụng - Khoa Sinh học - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Abstract

Hồ tiêu là một trong những cây trồng mang lại giá trị kinh tế cho nông hộ. Tuy nhiên tuyến trùng nốt sưng là một trong những bệnh hại đe doạ đến  năng suất và chất lượng tiêu hạt. Để phòng trừ tuyến trùng hiện nay bà con nông dân đa số sử dụng thuốc hoá học và có những ảnh hưởng tiêu cực. Phân hữu cơ vi sinh (HCVS) đã được các nhà khoa học công bố về tác dụng trong kiểm soát tuyến trùng và kích thích cây trồng sinh trưởng phát triển. Nghiên cứu này trình bày kết quả nghiên cứu sử dụng phân hữu HCVS Bokashi-Trichderma có tác dụng làm giảm số lượng nốt sưng trên một đơn vị chiều dài rễ và 1 g rễ so với đối chứng là phân HCVS Quế Lâm (Đối chứng 2) và công thức không bón phân (Đối chứng 1). Đồng thời giảm mật số tuyến trùng trong 100 g đất và 1 g rễ ở 2 thời điểm tháng 2 và tháng 5. Mật số tuyến trùng trung bình trong 100g đất của công thức có bón phân HCVS Bokashi-Trichoderma là 662,2 con (Tháng 2) và 515,56 con (Tháng 5) thấp hơn so với đối chứng 1 là 1012,2 con (Tháng 2)  và 945,56 con (Tháng 5) và đối chứng 2 là  742,2 con (Tháng 2)  và 705,56 con (Tháng 5). Mật số tuyến trùng trung bình trong 1g rễ ở công thức có bón phân HCVS Bokashi-Trichoderma là 216,11 con (tháng 2) và 143,33 con (Tháng 5) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng 1 là 496,11 con (Tháng 2) và 243,33 con (Tháng 5) và đối chứng 2 là 366,33 con (Tháng 2) và 163,33 con (Tháng 5).  Bênh cạnh đó công thức bón phân Bokashi-Trichoderma cũng ảnh hưởng đến số hoa/gié, cành quả/cành và quả/gié và năng suất thực thu.

Từ khoá: Phân hữu cơ vi sinh Bokashi-Trichoderma, tuyến trùng nốt sưng, số nốt sưng, mật số tuyến trùng

Author Biography

Trương Thị Bích Phượng, Bộ môn Sinh học ứng dụng - Khoa Sinh học - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Trưởng Bộ môn Sinh học ứng dụng

 

References

Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh, Hiệu lực của một số loại thuốc trừ tuyến trùng hại hồ tiêu và biện pháp xử lý thuốc hợp lý, Tạp chí BVTV số 6, 1990.

Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh, Tuyến trùng ký sinh ở cây hồ tiêu và các bệnh do chúng gây ra. Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật (1990-1992). Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, (1993), 265-270.

Nguyễn Ngọc Châu, Thành phần sâu bệnh hại hồ tiêu ở Tân Lâm - Quảng Trị, Tạp chí BVTV, số 1, 1995.

Đào Thị Lan Hoa, Phan quốc Sủng, Trần Thị Kim Loang, Tôn Nữ Tuấn Nam, Nguyễn Xuân Hoà và Tạ Thanh Nam, Nghiên cứu bệnh vàng lá chết chậm trên cây tiêu tại Tây Nguyên và biện pháp phòng trừ. Kỷ yếu hội thảo khoa học bảo vệ thực vật phục vụ cho chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên ngày 26-27/6/2003 tại Vũng Tàu, 2003.

Vũ Thị Nga, Cao Xuân Hà, Bước đầu nghiên cứu về tuyến trùng và rệp sáp hại tiêu, Tập san KHKT Nông lâm nghiệp 1, 2001.

Trịnh Thị Thu Thuỷ, Lê Lương Tề, Waele D., Nguyễn Thị Yến, Nghiên cứu biến động số lượng quần thể tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne spp. hại cây hồ tiêu ở Miền Trung và Tây Nguyên, Tạp chí BVTV, số 1, 2007.

Agrios G.N., Plant pathology, 5 th edition. Elsevier Academic Press Publication, (2004), 831 – 832.

Cayuela M.L., Millner P.D., Meyer S.L.F., Roig A., Potential of olive mill waste and compost as biobased pesticides against weeds, fungi, and nematodes, Science of the total environment 399, (2008) : 11 – 18.

Eng L, Biological control of root-knot nematodes, (Meloidogyne sp.) on black pepper (Piper nigrum L.) in Sarawak. PhD Thesis. The University of Reading, UK, 2001.

EPA, Innovative Uses of Compost Disease Control for Plants and Animals, 1997.

Harman GE, Howell CR, Vitebo A, Chet I, Lorito M, Trichoderma species-opportunistic, avirulent plant symbionts. Nature Review Microbiology, 2 (2004), 43-56.

Hoitink HA 2004. Disease Suppression with Compost: History, Principles and Future. International conference: Soil and Compost Eco-Biology. León – Spain, Sep 15-17, 2004.

Hoitink HA, Stone AG, Han DY, Supression of Plant Diseases by Composts, HortScience, 1997.

Luc M, Sikora R.A. and Bridge J, Plant parasitic nematodes in subtropical and tropical agriculture, nematode parasitic of spices. Condiments and Medicinal Plants. CABI, 2005.

Mustika I., Studies on the interactions of Meloidogyne incognita, Radopholus similis and Fusarium solani on black pepper (Piper nigrum L.), PhD thesis. Wageningen University, the Netherlands, 1990.

Nico A.I, Jiménez-Diáz R.M., Castillo P., Control of root – knot nematodes by compost agro-industrial waste in pooting mixture, Spain, 2003.

K.V., Mohandas C., Plant parasitic nematodes associated with black pepper (Piper nigrum L.) in Kerela. Indian Journal of Nematology 17, (1987), 62-66.

Shapiro DI, Tylka GL, Lewis L, Effects of fertilizers on virulence of Steinernema carpocapsae 1. Applied Soil Ecology 3, (1995), 27-34.

Speijer PR, Waele D, Screening of Musa Germplasm for resistance and tolerance to nematodes. INIBAP technical guidelines 1. INIBAP, Montpellier, France, (1997), 47.

Published

2014-04-14