NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG CÂY LẠC DẠI LÀM CÂY CHE PHỦ BẰNG HOM GIỐNG VỚI SỐ ĐỐT KHÁC NHAU
Abstract
Cây che phủ có tác dụng cải thiện dinh dưỡng đất, độ ẩm đất, nâng cao hiệu suất cây trồng, kiểm soát được cỏ dại và dịch bệnh. Một số loại cây được sử dụng làm cây che phủ như cây lạc dại (Arachis pintoi), cây đậu mèo (Mucuna pruriens), cây đậu lông (Calopogonium mucunoides). Hiện nay cây lạc dại được sử dụng khá phổ biến do có thể nhân giống bằng cành. Tuy nhiên nghiên cứu về độ dài của hom giống cây lạc dại để nhân giống còn hạn chế. Vì vậy bài báo này nghiên cứu khả năng nhân giống với các độ dài khác nhau của hom giống với 2 đốt, 3 đốt và 4 đốt. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng giữa các công thức không có sự khác biệt. Tuy nhiên, hom giống 3 đốt có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất, có số mầm và số lá cao nhất đạt 4,05 mầm (90 ngày sau trồng) và 13,35 lá trên thân chính (70 ngày sau trồng) và tổng số cành trên cây cũng cao nhất với 1,8 cành/cây (giai đoạn 95 ngày sau trồng). Số rễ chính cũng đạt cao nhất với 45,5 rễ (90 ngày sau trồng) và khối lượng rễ tươi và khô cao nhất tương ứng với 0,31 g và 0,12 g sau giâm hom 6 tháng. Số lượng vi sinh vật đất nói chung ở hom giống 3 đốt cũng có số lượng cao nhất. Như vậy sử dụng hom giống cây lạc dại có 3 đốt cho khả năng nhân giống và đạt các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển tốt nhất.
Từ khoá: Cây che phủ, cây lạc dại, hom giống, nhân giống bằng cànhReferences
Nguyễn Lân Dũng, Phương pháp nghiên cứu vi sinh vật. Tập 1, NXB. KHKT, Hà Nội, 1972.
Phạm Thị Ánh Hồng, Thực tập sinh hóa, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2004.
Đinh Thị Phượng, Nghiên cứu sự thay đổi môi trường đất trong quá trình phục hồi thảm thực vật rừng ở một số khu vực tỉnh Thái Nguyên” Luận án Tiến sỹ Sinh thái học. Viện sinh thái Tài nguyên sinh vật – Hà Nội, 2010.
Babieva, Gorin, Nấm men đất, NXB MGU (tiếng Nga), 1987.
Bernet HD, Hunter B, Illustrated genera of imperfect fungi. Burgess, 3th ed. Minneapolis, (1971), 56-62
Bristow KL, The role of mulch and its architecture inmodifying soil temperature. Aust. J. Soil Res. 26, (1988), 269–280.
Buchanan ER, Gibbon NE, Bergy’s manual of determinative bacteriology, 8th Baltimore, 1974.
Yarrow D, Methods for the identification of yeasts. In the Yeasts, a Taxonomic Study, 4th ed. Editted by C.P. Kurtzman ang J.W. Fell. Elsevier Science B.V., Amsterdam, (1998), 77-100, 248-253