ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM CHITOSAN ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH MỐC XANH (Penicillium digitatum) HẠI CAM SAU THU HOẠCH

Abstract

Chủng Penicillium digitatum P4 phân lập từ các mẫu cam có vết bệnh mốc xanh điển hình được sử dụng để nghiên cứu khả năng kháng nấm của chế phẩm chitosan ở điều kiện in vitroin vivo. Kết quả các thí nghiệm đều cho thấy P. digitatum P4 rất nhạy cảm với chitosan, hiệu lực ức chế tăng khi nồng độ chitosan tăng. Ở các thí nghiệm in vitro, ảnh hưởng của chitosan lên P.digitatum P4 được đánh giá thông qua đường kính tản nấm và sinh khối khô. Giá trị EC50 (the 50% effective concentration value, giá trị nồng độ có khả năng ức chế ít nhất 50% sự phát triển của nấm) đạt được 52,67% và 50,18% trên hai môi trường tương ứng là PDA và PDB khi xử lý với chitosan nồng độ 0,05%. Ngoài khả năng ức chế sự sinh trưởng của nấm mốc xanh, chitosan còn làm biến đổi hình thái của chúng khi nuôi cấy trên môi trường PDA. Mẫu cam sau khi lây bệnh nhân tạo bằng P.digitatum P4 với nồng độ 105 bào tử/ml được xử lý chitosan với các nồng độ 0,5%, 1%, 1,5% và 2% cho thấy tỷ lệ bệnh và mức độ tiến triển bệnh thấp hơn so với mẫu đối chứng (xử lý với nước cất). Nồng độ ức chế EC50 nằm trong khoảng nồng độ 1,5% đến 2,0% với hiệu lực ức chế lần lượt là 44,38% và 65,21%.

https://doi.org/10.26459/jard.v91i3.3031