NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ TẦM XI-BÊ-RI (Acipenser baerii Brandt, 1869) GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG LÊN CÁ GIỐNG

Abstract

Mật độ ương là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và kết quả ương nuôi cá nói chung và cá tầm Xi – bê – ri nói riêng. Trong nghiên cứu này, 3 mật độ ương được thử nghiệm nhằm tìm ra mật độ thích hợp cho ương cá tầm Xi-bê-ri giai đoạn cá hương lên cá giống (200, 400 và 600 con/m2). Cá được ương trong hệ thống nước chảy, sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ ương có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá. Trong đó, cá được ương ở mật độ 200 con/m2 (1,45 g/con/ngày; 39,89%) cho tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối cao hơn so với mật độ 400 con/m2 (1,11 g/con/ngày; 32,61%) và 600 con/m2 (1,00 g/con/ngày; 30,93%) (p < 0,05). Tương tự, cá được ương ở mật độ 200 con/m2 (25,43 g/con) cho khối lượng cuối cao hơn so với mật độ 600 con/m2 (21,18 g/con). Tuy nhiên, không có sự khác biệt về khối lượng cuối của cá ở mật độ ương 400 con/m2 (22,73 g/con) so với các mật độ ương còn lại (p > 0,05). Cá được ương ở mật độ 200 con/m2 (88,83%) cho tỷ lệ sống cao hơn so với mật độ ương 400 con/m2 (73,67%) và 600 con/m2 (71,67%) (p < 0,05).

Từ khóa: Acipenser baerii, cá giống, cá hương, cá tầm Xi-bê-ri, tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống.

https://doi.org/10.26459/jard.v85i7.3067