ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG, ĐỘ MẶN LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA ISOCHRYSIS GALBANA PARKER VÀ THÀNH PHẦN, HÀM LƯỢNG AXIT BÉO CỦA NÓ

Abstract

Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, độ mặn lên sự sinh trưởng của Isochrysis galbana Parker 1949 và phân tích, xác định thành phần, hàm lượng các axít béo của tảo cho thấy, trong ba môi trường nhân nuôi: môi trường F2, môi trường Walner và môi trường TT3 thì môi trường F2 tảo I. galbana phát triển tốt nhất. Ở 3 độ mặn nghiên cứu (25‰, 30‰ và 35‰) thì tảo phát triển tốt nhất ở độ mặn 30‰, tuy nhiên nếu nuôi tảo ở quy mô sản xuất đại trà thì theo chúng tôi, nên tiến hành nuôi ở độ mặn 25‰. Về thành phần và hàm lượng axit béo, hàm lượng lipit tổng số chiếm 6.71% trọng lượng tươi và có 10 axit béo đã được xác định – chiếm 75,06% tổng hàm lượng axit béo, trong đó axít béo bão hòa chiếm 30,75% còn axít béo chưa bão hòa – 44,31%.

https://doi.org/10.26459/jard.v75i6.3160