BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Ở VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THÔNG QUA SỬ DỤNG CHỈ SỐ SINH HỌC EPT

Abstract

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng ấu trùng côn trùng ở nước (aquatic insect) của ba bộ (Phù du, Cánh lông, Cánh úp) làm chỉ thị sinh học để đánh giá chất lượng nước mặt ở 08 điểm trên các thủy vực chính vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua chỉ số sinh học EPT. Kết quả cho thấy, chất lượng môi trường nước mặt tại đây từ tốt đến rất tốt, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ; phù hợp với việc đánh giá chất lượng nước mặt thông qua phân tích các chỉ tiêu hóa học. Nghiên cứu còn cho thấy chỉ số EPT và các thông số DO, COD tồn tại mối tương quan tuyến tính. Các hệ số tương quan và hệ số hồi quy đều tồn tại với độ tin cậy 95%. Tương quan giữa EPT với DO là tương quan âm, còn tương quan giữa EPT với  hoặc COD là tương quan dương. Tương quan giữa biến phụ thuộc EPT với 1 biến độc lập (DO và COD) thì giữa EPT với DO tồn tại mối tương quan chặt nhất, thể hiện qua hệ số tương quan R lớn nhất.

https://doi.org/10.26459/jard.v75i6.3172