ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ DÌA Siganus guttatus (Bloch, 1787) TỪ GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG ĐẾN CÁ GIỐNG

Abstract

Tóm tắt: Cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787) từ 20 đến 40 ngày tuổi được thử nghiệm ương nuôi với 3 mật độ khác nhau 1.000 con/m3 (nghiệm thức 1), 1.200 con/m3 (nghiệm thức 2) và 1.400 con/m3 (nghiệm thức 3).                   Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại ở mỗi nghiệm thức. Thức ăn được sử dụng ở giai đoạn này là rotifer dòng nhỏ Brachionus rotundiformis, nauplius Artemia và thức ăn công nghiệp cho tôm Lansy Post, N0 của Công ty INVE aquaculture. Kết quả cho thấy mật độ ương ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa từ giai đoạn cá hương đến cá giống. Tốc độ sinh trưởng của cá ở nghiệm thức 1 là lớn nhất về cả khối lượng lẫn chiều dài, tương ứng là 1,44 g/con và 3,03 cm/con. Tỷ lệ sống sau khi kết thúc thí nghiệm của các nghiệm thức 1, 2 và 3 lần lượt là 68,9, 67,6 và 58,2 %.

Từ khóa: cá dìa, mật độ ương, siganus guttatus

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v127i3A.4634
PDF (Vietnamese)

References

  1. Lê Văn Dân, Lê Đức Ngoan (2006), Nghiên cứu sự phát triển tuyến sinh dục cá Dìa (Siganus guttatus, Bloch, 1787) ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (2), 61–64.
  2. Hoàng Nghĩa Mạnh, Nguyễn Tử Minh (2012), Ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766), Tạp chí khoa học Đại học Huế tập 71, (2), 223–230.
  3. Phan Văn Út, Hoàng Thị Thanh và Trương Tuấn (2015), Ảnh hưởng của mật độ ương và độ mặn đến sinh trưởng của cá Dìa giống (Siganus guttatus), Tạp chí khoa học công nghệ – Thuỷ sản, (2), 78–82.
  4. Lê Quốc Việt, Trần Ngọc Hải và Nguyễn Anh Tuấn (2010), Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá đối (Liza Subviridis) ương trong giai, Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ, (14), 205–212.
  5. Claude E. Boyd. (1998), Water quanlity in ponds aquaculture. International Center for Aquaculture and Aquatic Environments, Alabama Agricultural Experiment Station, Auburn University, 37p.
  6. Gomes, L. C, Baldisserotto, J.A. Senhorini (2000), Effects of stocking density on water quality and growth of larvae of the matrinxa, Brycon cephalus. Aquaculture, Amsterdam, 183, 73–81.
  7. Jonah Van Beijnen (2015), Research on reproductive of Golden Rabbitfish (Siganus guttastus Bloch, 1787) in the Philippines, USAID STRIDE project final report.
  8. Leatherland J.F. and C.Y. Cho (1985), Effect of rearing density on thyroid and interrenal gland activity and plasma hepatic metabolite levels in rainbow trout, Salmo gairdneri, Richardson, Journal of Fish Biology, 27, 583–592.
  9. Paspatis, M., Boujard, T., Maragoudaki, D., Blanchard, G., Kentouri, M. (2003), Do stocking density and feed reward level affect growth and feeding of self-fed juvenile European sea bass?, Aquaculture, 216, 103–113.
  10. Sampaio, L.A., Ferreira. A.H and Tesser. M.B. (2001), Effects of stocking density on laboratory rearing of mullet fingerlings, Mugil platanus (Gunther, 1980), Acta Scientiarum, Maringá, 23 (2) , 471–475.
  11. Trzebiatowski. R, Filipiak . J, Jakubowski. R (1981), Effects of stocking density on growth and survival of rainbow trout (Salmo gairdneri), Aquaculture, Amsterdam, 22, 289–295.
  12. Wallce, J.C., Arne G. K and Reinsnes, T.G. (1988), The effects of stocking density on early growth in Arctic charr, Salvelinus alpinus, Aquaculture, 73, Issues 1–4, 101–110.