HIỆU QUẢ CỦA DỊCH CHIẾT BẠC HÀ, SẢ VÀ BẠCH ĐÀN ĐỐI VỚI VI KHUẨN Ralstonia solanacearum GÂY BỆNH HÉO XANH TRÊN TRÊN CÂY ỚT

Abstract

Tóm tắt: Bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum (Smith) Yabuuchilà một trong những bệnh quan trọng trên cây ớt, gây thiệt hại lớn về kinh tế và rất khó phòng trị. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh héo xanh bằng dịch chiết thực vật đã được tiến hành tại khoa Nông nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Hiệu quả ức chế của ba loại dịch chiết thực vật bạc hà, sả và bạch đàn và từng loại dịch chiết kết hợp với bạc nitrate đối với vi khuẩn R. solanacearum đã được đánh giá trong điều kiện in vitro. Tất cả các dịch chiết cho hiệu quả ức chế đối với vi khuẩn R. solanacearum. Ngoài ra, dịch chiết có hiệu quả ức chế tốt đối với vi khuẩn khi kết hợp với bạc nitrate. Trong đó, dịch chiết bạch đàn có hiệu quả ức chế vi khuẩn cao, đạt 100% trong điều kiện in vitro nên tiếp tục được khảo sát trong điều kiện nhà lưới. 4 nghiệm thức với dịch chiết bạch đàn và nghiệm thức với acid oxolinic đều cho hiệu quả ức chế bệnh héo xanh trên cây ớt khá cao, hiệu quả giảm bệnh đạt 36,50–63,49%. Đặc biệt, ở nghiệm thức tưới dịch chiết bạch đàn sau khi lây bệnh 1 ngày có hiệu quả cao tương đương với nghiệm thức tưới acid oxolinic.

Từ khóa: bệnh héo xanh, cây ớt, dịch chiết thực vật, R. solanacearum

 

 

Tóm tắt: Bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum (Smith) Yabuuchilà một trong những bệnh quan trọng trên cây ớt, gây thiệt hại lớn về kinh tế và rất khó phòng trị. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh héo xanh bằng dịch chiết thực vật đã được tiến hành tại khoa Nông nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Hiệu quả ức chế của ba loại dịch chiết thực vật bạc hà, sả và bạch đàn và từng loại dịch chiết kết hợp với bạc nitrate đối với vi khuẩn R. solanacearum đã được đánh giá trong điều kiện in vitro. Tất cả các dịch chiết cho hiệu quả ức chế đối với vi khuẩn R. solanacearum. Ngoài ra, dịch chiết có hiệu quả ức chế tốt đối với vi khuẩn khi kết hợp với bạc nitrate. Trong đó, dịch chiết bạch đàn có hiệu quả ức chế vi khuẩn cao, đạt 100% trong điều kiện in vitro nên tiếp tục được khảo sát trong điều kiện nhà lưới. 4 nghiệm thức với dịch chiết bạch đàn và nghiệm thức với acid oxolinic đều cho hiệu quả ức chế bệnh héo xanh trên cây ớt khá cao, hiệu quả giảm bệnh đạt 36,50–63,49%. Đặc biệt, ở nghiệm thức tưới dịch chiết bạch đàn sau khi lây bệnh 1 ngày có hiệu quả cao tương đương với nghiệm thức tưới acid oxolinic.

Từ khóa: bệnh héo xanh, cây ớt, dịch chiết thực vật, R. solanacearum

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v128i3C.5226
PDF (Vietnamese)

References

  1. Nguyễn Thị Thu An, Võ Thị Thanh Lộc, (2017), Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng ớt ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 48d, 87–95.
  2. Trương Thị Hồng Hải, Trần Thị Thanh, (2017), Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ớt cay F1 nhập nội trong vụ Đông – Xuân 2015–2016 tại Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 126(3C), 43–53.
  3. Bhumi G., Savithramma N., (2014), Biological synthesis of zinc oxide nanoparticles from Catharanthus roseus (L.) G. Don. leaf extract and validation for antibacterial activity, Int. J. Drug Dev. and Res., 6(1), 208–214.
  4. Jamdagni P., Khatri P., Rana J. S., (2016), Green synthesis of zinc oxide nanoparticles using flower extract of Nyctanthes arbor-tristis and their antifungal activity, Journal of King Saud University – Science, 30(2), 168–175.
  5. Ahmed N. N., Islam M. R., Hossain M. A., Meah M. B., Hossain M. M., (2013), Determination of races and biovars of Ralstonia solanacearum causing bacterial wilt disease of potato, Journal of Agricultural Science, 5(6), 86–93.
  6. Ateka E., Mwang’ombe A. W., Kimenju J., (2001), Studies on the interaction between Ralstonia solanacearum (Smith) and Meloidogyne spp. in potato, Africa Crop Science, 9, 527–535.
  7. Randall C. P., Oyama L. B., Bostock J. M., Chopra I., O’Neill A. J., (2013), The silver cation (Ag+): antistaphylococcal activity, mode of action and resistance studies, Journal Antimicrobial Chemotherapy, 68, 131–138.
  8. Bupesh G., Amutha C., Nandagopal S., Ganeshkumar A., Sureshkumar P., Murali K., (2007), Antibacterial activity of Mentha piperita L. (peppermint) from leaf extracts-a medicinal plant, Acta Agriculturae Slovenica, 89(1), 73–79.
  9. Balakrishnan B., Paramasivam S., Arulkumar A., (2014), Evaluation of the lemongrass plant (Cymbopogon citratus) extracted in different solvents for antioxidant and antibacterial activity against human pathogens, Asian Pacific Journal of Tropical Disease, 4(1), 134–139.
  10. Jahan M., Warsi M. K, Khatoon F., (2011), Studies on antibacterial property of eucalyptus - the aromatic plant, Int JPSRR, 7(2), 86–88.
  11. Raho B. G., Benali M., (2012), Antibacterial activity of the essential oils from the leaves of Eucalyptus globulus against Escherichia coli and Staphylococcus aureus, Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine, 2(9), 739–742.
  12. Kazuhiro N., Inoue H., Takayama T., Miyagawa H., (2004), Distrubution and multiplication of Ralstonia solanacearum in tomato plants with resistanse drived from different orgins, Journal of General Plant Pathoglogy, 70, 115–119.
  13. Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mân, (1999), Bệnh vi khuẩn và virus hại cây trồng, Nxb. Giáo dục, 207 trang.