YẾU TỐ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TRONG NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

Tóm tắt: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch thu hút sự chú ý của nhiều đối tượng liên quan trong hơn thập niên qua. Nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã cho thấy rõ vai trò quan trọng của tài nguyên du lịch (TNDL) trong việc xây dựng và phát huy năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch. Thừa Thiên Huế (TTH) được biết đến là một địa phương giàu tài nguyên du lịch, nhất tài nguyên du lịch văn hóa. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển du lịch TTH trong thời gian qua chưa thực sự tương xứng với tiềm năng tài nguyên, và năng lực cạnh tranh của điểm đến đang là vấn đề đáng quan tâm. Câu hỏi đặt ra là tài nguyên du lịch có vai trò như thế nào trong năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch TTH. Kết quả điều tra ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý và những người làm công tác thực tiễn cho thấy tất cả các yếu tố TNDL của TTH được đánh giá có khả năng cạnh tranh cao hơn hẳn so với các điểm đến như Đà Nẵng và Hội An. Trong đó, “cảnh quan thiên nhiên” và “các điểm di tích lịch sử văn hóa” đóng vai trò quan trọng cần được đặc biệt quan tâm chú ý. Từ đó, việc quản lý và phát huy tốt các giá trị TNDL sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Thừa Thiên Huế.

Từ khóa: tài nguyên du lịch, năng lực cạnh tranh, Thừa Thiên Huế

https://doi.org/10.26459/hueuni-jed.v126i5D.4503
PDF (Vietnamese)

References

  1. Ngô Tất Hổ (Trần Đức Thanh và Bùi Thanh Hương biên dịch) (2000), Phát triển và quản lý du lịch địa phương, Nxb. Khoa học Bắc Kinh, Bắc Kinh.
  2. Đinh Thị Khánh Hà, Hoàng Thị Huế (2015), “Xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đại học Huế.
  3. Thái Thị Kim Oanh (2015), “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.
  4. Bùi Thị Tám (chủ biên), Trần Thị Ngọc Liên, Nguyễn Thị Hồng Hải (2014), Tổng quan du lịch, Nxb. Đại học Huế, Huế.
  5. Bùi Thị Tám, Mai Lệ Quyên (2012), “Đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế”, Tạp chí khoa học Đại học Huế, 72B (3), 295–305.
  6. Luật du lịch (2017), cơ quan ban hành: Quốc hội, ngày ban hành 19/6/2017; http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/docs/853.
  7. Beirman, D. (2003), Restoring tourism destinations in crisis: a strategic marketing approach, Cabi, Oxon (UK).
  8. Buckley, R. (1994), “A framework for ecotourism”, Annals of Tourism Research, 21 (3), 9–661.
  9. Buhalis, D. (2000), “Marketing the competitive destination of the future”, Tourism Management, (21) 1, 97–116.
  10. Crouch, G. I., Ritchie, J. R. B. (1999), “Tourism, competitiveness and societal prosperity”, Journal of Business Research, 44 (3), 137–152.
  11. Dwyer, L., Kim, C. (2003), “Destination competitiveness: Determinants and indicators”, Current Issues in Tourism, 6 (5), 369–414.
  12. Enright, M. J., Newton, J. (2004), “Tourism Destination Competitiveness: A quantitative approach”, Tourism Management, 25 (6), 777–788.
  13. Ferrario, F. (1979), “The evaluation of Tourist Resources: An Applied Research (Part2)”, Journal of Travel Research, 17 (4), 24–30.
  14. Glover, V. H. D. (2005), Assessment guidance for Edexcel GCE in Travel and Tourism: Unit 3: Destination Europe.
  15. Go, F. M., Govers, R. (2000), “Integrated Quality Management for Tourist Destination: A European Perspective on Achieving Competitiveness”, Tourism Management, 21, 79–88.
  16. Gomezelj, D. O. (2006), “Competitiveness of Slovenia as a Tourist Destination”, Managing Global Transitions, 4 (2), 167–189.
  17. Hassan, S. (2000), “Determinants of Market Competitiveness in an Environmentally Sustainable Tourism Industry”, Journal of Travel Research, 38 (3), 239–245.
  18. Haugland, S. A., Ness, H., Gronseth, B. O., Aarstad, J. (2011), “Development of Tourism Destination: An Integrated Multilevel Perspective”, Annals of Tourism Research, 38, (1), 268–290.
  19. Hu, Y., Ritchie, J. R. B. (1993), “Measuring destination attractiveness: A contextual approach”, Journal of Travel Research, 32 (2), 25–34.
  20. Kozak, M., Rimmington, J. (1999), “Measuring tourist destination competitiveness: A comparision of two cases”, Tourism Management, 606–616.
  21. Pearce, D. G. (1997), “Competitive destination analysis in Southeast Asia”, Journal of Travel Research, 35 (4), 16–25.
  22. Poon, A. (1993), Tourism, technology and competitive strategies, Cabi, Wallingford.
  23. Ritchie, J. R. B., Crouch, G. I. (1993), Competitiveness in international tourism: A framework for understanding and analysis, Proceedings of the 43rd Congress of the Association Internationale d’Experts Scientifique de Tourisme on Competitiveness of Long-Haul Tourist Destinations, p. 23–71.
  24. Ritchie, J. R. B., Crouch, G. I. (2003), The Competitive Destination–A Sustainable Tourism Perspectives, CABI Publishing, CAB International.
  25. Vengesayi, S. (2003), Destination Attractiveness and Destination Competitiveness: A Model of Destination evaluation, ANZMAC 2003 Conference Proceedings Adelaide 1–3 December 2003, Monash University, p. 637– 645.
  26. Vengesayis, S. (2013), “Tourism Destination Competitiveness: The Impact of Destination Resources, Support Services and Human Factors”, Journal of Tourism, 6(1), 80–108.
  27. World Economic Forum (2007), The travel and tourism competitiveness report 2007, Furthering the process of economic development, Geneva, Switzerland.