CHẤT LƯỢNG LỄ HỘI CẦU NGƯ Ở THUẬN AN, PHÚ VANG, THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

Lễ hội Cầu Ngư ở Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế được tổ chức từ ngày 10 đến 12 tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội này đã và đang là hoạt động thu hút ngày càng nhiều du khách khi đến Huế. Việc đánh giá chất lượng lễ hội Cầu Ngư Thuận An, tìm ra những thành công và hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp góp phần nâng cao chất lượng của lễ hội có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng để đánh giá chất lượng lễ hội này, trong đó mô hình phân tích được đo bằng 5 nhân tố: nguồn thông tin về lễ hội, đặc trưng chung của lễ hội, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ hoạt động lễ hội, hoạt động lễ hội, và thoả mãn mục đích đến với lễ hội. Năm nhân tố đó được đo bằng 28 biến quan sát trên cơ sở điều tra khảo sát 147 du khách đến với lễ hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai nhân tố  là nguồn thông tin về lễ hội và cơ sở hạ tầng, và trang thiết bị phục vụ lễ hội có điểm trung bình tương ứng là 3,24 và 3,45, thấp hơn so với các nhân tố khác. Nhân tố đặc trưng lễ hội có điểm đánh giá là 3,78. Hai nhân tố gồm thoả mãn mục đích đến với lễ hội và hoạt động tổ chức lễ hội có điểm đánh giá rất cao tương ứng là 4,19 và 4,23. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 54,8 % số du khách có ý định quay lại lễ hội và 45 % số du khách có ý định giới thiệu với bạn bè và người thân về lễ hội này. Để góp phần nâng cao chất lượng lễ hội, hai nhóm giải pháp gồm quảng bá, tuyên truyền và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho hoạt động lễ hội cần được đặc biệt quan tâm.

Từ khoá: lễ hội, Cầu Ngư, chất lượng

https://doi.org/10.26459/hueuni-jed.v126i5D.4580
PDF (Vietnamese)

References

  1. Childress, R. D & Crompton, J. L (1997), A Comparison of Alternative Direct and Discrepancy Approaches to Measuring Quality of Performance at a Festival, Journal of Travel Research, 36(2), 43–57.
  2. Cole and Illum (2006), Measuring Festival Quality and Value Affecting Visitors' Satisfaction and Loyalty Using a Structural Approach, International Journal of Hospitality Management 29(2):335–342.
  3. Cromp ton, J. L. & Love L. L. (1995), The Predictive Validity of Alternative Approaches to Evaluating Quality of a Festival, Journal of Travel Reasearch, 34. 11–24.
  4. http://huefestival.com/?cat_id=52&id=779#.WgIz6BOCzGI
  5. Hữu Tín, Song Dũng: Huế: Độc đáo lễ hội cầu ngư 3 năm một lần; baomoi.com ngày 17/2/2017.
  6. Lê Thị Kim Liên (2013), Du lịch văn hóa tâm linh trong lễ hội Quán Thế Âm Bồ Tát tại Thánh Tích Tượng Phật Đài Quán Thế Âm Bồ Tát Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 82 (4), 181 –182.
  7. Lê Thị Kim Liên, Trần Thị Thu Thuỷ, Quản Bá Chính, Trần Ngọc Quyền (2015), Đánh giá của du khách về du lịch lễ hội tổ chức tại chùa ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học Đại học Huế, 109 (10), 17–18.
  8. Wicks và Fesenmaier (1993), "Measurement and Evaluation of Satisfaction Process in Retail Setting", Journal of Retailing 57 (Fall): 25–48.
  9. Wen-chiang Chen et al. (2012), Investigating factors affecting festival quality: A case study of Neimen Song Jiang Jhen Battle Array, Taiwan, African Journal of Marketing Management, 4(2), 43–54.
  10. Tkaczynski and Stokes (2010), Factors that Affect the Levels of Tourists' Satisfaction and Loyalty towards Food Festivals: a Case Study of Macau, International Journal of Tourism Research, 15 (3), 226–240.
  11. www.dulichvietnam.com.vn/viet-nam/thua-thien-hue/van-hoa-le-hoi-o-thua-thien-hue/
  12. http://lehoi.cinet.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?sitepageid=307&articleid=856