CHÍNH SÁCH “HƯỚNG ĐÔNG” VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

Abstract

Chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ là chính sách hướng về Đông Nam Á, khu vực được xem là trọng tâm trong chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Ấn Độ. Thành công chính sách hướng Đông của Ấn Độ không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, chính trị, xã hội cho đất nước này mà còn có thể cung cấp những kinh nghiệm hữu ích cho các nước ASEAN nói chung và Myanmar nói riêng khi triển khai chính sách đối ngoại mới. Với vị trí địa chiến lược, là “cầu nối” giữa Ấn Độ với Đông Nam Á lục địa, Myanmar đóng một vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại “hướng Đông” của Ấn Độ. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung tìm hiểu, nghiên cứu chính sách “hướng Đông” và tác động của chính sách này đến quan hệ Ấn Độ - Myanmar những năm đầu thế kỷ XXI và đưa ra một số nhận xét, đánh giá; qua đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về chính sách đối ngoại của Ấn Độ và quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong giai đoạn nghiên cứu.

Từ khoá: hướng Đông, Ấn Độ, Myanmar
https://doi.org/10.26459/hujos-ssh.v125i11.4178