TỔNG HỢP LACCASE VÀ KHẢ NĂNG LOẠI MÀU THUỐC NHUỘM BỞI LACCASE THÔ CỦA CHỦNG NẤM Trametes sp. FBV42

Authors

  • Phạm Quang Huy Phòng công nghệ sinh học tái tạo môi trường - Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam

Abstract

Nấm đảm FBV42 thu thập ở ruộng trồng chè Ba Vì, Hà Nội có hoạt tính laccase tự nhiên khá cao (3.195 U/l). Dựa vào hình thái và trình tự đoạn gene mã hóa 18S rRNA, chủng FBV42 được xếp vào chi Trametes với tên phân loại là Trametes sp. FBV42. Chủng nấm này có khả năng sinh tổng hợp laccase trên môi trường dịch thể và rắn với hoạt tính khác nhau. Hoạt tính laccase cao nhất đạt 24.111 U/l khi nuôi trên môi trường TSH3 cải tiến chứa dịch chiết khoai tây, 3 g/l NaNO3, 1 g/l cao thịt, 5 g/l cám gạo, 12 g/l mannose, 0,15 mM CuSO4, pH 7 và 89.537 U/kg chất khô khi nuôi trên môi trường rắn chứa cám gạo : lõi ngô : rơm với tỷ lệ 70:10:20%. Dịch enzyme thô của Trametes sp. FBV42 có khả năng loại màu một số thuốc nhuộm tổng hợp và thương mại. Hiệu suất loại màu tổng hợp RBBR và NY3 đạt tương ứng 87% và 93%  khi có mặt của 500 µM chất gắn kết VIO, với 100 µM VIO thì 66% IN13 đã bị loại bỏ. Hiệu suất loại màu thương mại Megafix blue EBB đạt 93% khi bổ sung 100 µM VIO, Dis blue 2BLN đạt 70% khi không có mặt của chất gắn kết, còn thuốc nhuộm Megafix red EBR đạt 56% với 500 µM VIO. Khả năng loại màu thuốc nhuộm của chủng Trametes sp. FBV42 góp phần mở ra hướng nghiên cứu đầy tiềm năng trong xử lý ô nhiễm nước thải nhuộm bằng công nghệ sinh học ở Việt Nam trong tương lai gần.

Author Biography

Phạm Quang Huy, Phòng công nghệ sinh học tái tạo môi trường - Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam

Nghiên cứu viên phòng công nghệ sinh học tái tạo môi trường

References

Đào Thị Ngọc Ánh, Đặng Thị Cẩm Hà (2009) Khả năng phân hủy DDT của chủng nấm sợi FNA1 phân lập từ đất nhiễm hỗn hợp thuốc trừ sâu tại Nghệ An. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên 57(9): 46-51.

Nguyễn Nguyên Quang, Nguyễn Thị Lệ, Nguyễn Bá Hữu, Đặng Thị Cẩm Hà. Phân hủy sinh học các hợp chất vòng thơm và thuốc nhuộm của chủng nấm sợi FBH11 phân lập từ đất nhiễm chất diệt cỏ/dioxin tại điểm nóng Biên Hòa. Hội nghị Khoa học Kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2010. Hà Nội.

Amaral PF, Fernandes DL, Tavares AP, Xavier AB, Cammarota MC, Coutinho JA, Coelho MA (2004) Decolorization of dyes from textile wastewater by Trametes versicolor. Environmental technology 25(11): 1313-1320.

Bakkiyaraj S, Aravindan R, Arrivukkarasan S, Viruthagiri T (2013) Enhanced laccase production by Trametes hirusta using wheat bran under submerged fermentation. Int.J.ChemTech Res. 5(3): 1224-1238.

Cavallazzi J, Kasuya C, Soares M (2005) Screening of inducers for laccase production by Lentinula edodes in liquid medium. Braz. J. Microbiol. 36: 383-387.

Couto SR (2007) Decolouration of industrial azo dyes by crude laccase from Trametes hirsuta. Journal of hazardous materials 148(3): 768-770.

Dantan-Gonzalez E, Vite-Vallejo O, Martinez-Anaya C, Mendez-Sanchez M, Gonzalez MC, Palomares LA, Folch-Mallol J (2008) Production of two novel laccase isoforms by a thermotolerant strain of Pycnoporus sanguineus isolated from an oil-polluted tropical habitat. International microbiology : the official journal of the Spanish Society for Microbiology 11(3): 163-169.

Dhakar K, Pandey A (2013) Laccase Production from a Temperature and pH Tolerant Fungal Strain of Trametes hirsuta (MTCC 11397). Enzyme Research.

Eggert C, Temp U, Eriksson KE (1996) The ligninolytic system of the white rot fungus Pycnoporus cinnabarinus: purification and characterization of the laccase. Appl Environ Microbiol 62(4): 1151-1158.

Hou H, Zhou J, Wang J, Du C, Yan B (2004) Enhancement of laccase production by Pleurotus ostreatus and its use for the decolorization of anthraquinone dye. Process Biochemistry 39(11): 1415-1419.

Kocyigit A, Pazarbasi MB, Yasa I, Ozdemir G, Karaboz I (2012) Production of laccase from Trametes trogii TEM H2: a newly isolated white-rot fungus by air sampling. Journal of basic microbiology 52(6): 661-669.

Samson RA, Reenen-Hoekstra ESV, Oorschot CaNV (1984), Introduction to food-borne fungi, Centraalbureau voor Schimmelcultures, Institute of the Royal Netherlands Academy of Arts and Sciences.

Shedbalkar U, Dhanve R, Jadhav J (2008) Biodegradation of triphenylmethane dye cotton blue by Penicillium ochrochloron MTCC 517. Journal of hazardous materials 157(2-3): 472-479.

Tong P, Hong Y, Xiao Y, Zhang M, Tu X, Cui T (2007) High production of laccase by a new basidiomycete, Trametes sp. Biotechnology letters 29(2): 295-301.

Trovaslet M, Enaud E, Guiavarc’h Y, Corbisier A-M, Vanhulle S (2007) Potential of a Pycnoporus sanguineus laccase in bioremediation of wastewater and kinetic activation in the presence of an anthraquinonic acid dye. Enzyme and Microbial Technology 41(3): 368-376.

Zeng G, Yu H, Huang H, Huang D, Chen Y, Huang G, Li J (2006) Laccase activities of a soil fungus Penicillium simplicissimum in relation to lignin degradation. World J Microbiol Biotechnol 22(4): 317-324.

Published

2016-09-30

Issue

Section

Khoa học Tự Nhiên