ẢNH HƯỞNG CỦA NANOCHITOSAN ĐẾN NẤM E. ampelina T2 GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN NHO SAU THU HOẠCH Ở ĐIỀU KIỆN IN VITRO
Abstract
Chủng T2 phân lập từ các mẫu nho có vết bệnh thán thư điển hình được sử dụng để nghiên cứu khả năng kháng nấm của nanochitosan ở điều kiện in vitro. Kết quả phân tích trình tự gen mã hoá 28S rRNA của chủng T2 cho thấy tương đồng trình tự cao với các trình tự tương ứng của loài Elsinoe ampelina và được ký hiệu là Elsinoe ampelina T2. Kết quả các thí nghiệm đều cho thấy E. ampelina T2 rất nhạy cảm với nanochitosan, hiệu lực ức chế tăng khi tăng nồng độ nanochitosan xử lý ở điều kiện in vitro. Trên môi trường PDA, nanochitosan nồng độ 3,2 g/l ức chế hoàn toàn sự sinh trưởng của sợi nấm E. ampelina T2, nồng độ ức chế 50% (PIRG50) và nồng độ ức chế tối thiểu 90% (MIC90) tương ứng với nồng độ nanochitosan 0,65 g/l và 1,28 g/l. Trong môi trường PDB, giá trị IC50 và MIC90 tương ứng là 0,46 g/l và 1,16 g/l và sự phát triển của sợi nấm E. ampelina T2 bị ức chế hoàn toàn ở nồng độ 1,6 g/l. Nanochitosan không chỉ ức chế sự nảy mầm mà còn gây biến đổi bất thường bào tử nấm khi quan sát trên kính hiển vi.References
Nguyễn Cao Cường, Lê Thanh Long, Nguyễn Thị Thủy Tiên, Trần Bích Lam (2014), Nghiên cứu ứng dụng nanochitosan trong kháng bệnh thán thư hại ớt sau thu hoạch. Tạp chí Khoa học và công nghệ (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), 52 (5C): 222-228.
Lê Thanh Long, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Cao Cường, Trần Ngọc Khiêm, Nguyễn Thị Thủy Tiên (2015), Khả năng ức chế của nanochitosan đối với Colletotrichum acutatum L2 gây hại quả cà chua sau thu hoạch. Tạp chí Khoa học công nghệ nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp VN), 13 (8): 1481-1487.
Vũ Triệu Mân (2007), Giáo trình bệnh cây chuyên khoa. ĐH Nông nghiệp I Hà Nội.
Al-Hetar M.Y., Abidin M.A.Z., Sariah M., Wong M.Y. (2011), Antifungal activity of chitosan against Fusarium oxysporum f. sp. Cubense. Journal of Applied Polymer Science, (120): 2434-2439.
Barkai-Golan R. (2001), Postharvest diseases of fruits and vegetables: development and control. Elsevier B.V.
Campbell L.L., Madden L.V (1990), Spatial aspects of plant disease epidemics II: analysis of spatial pattern. In Introduction to plant Diseease Epidemiology, 1: 289-238.
Chien P.J., Chou C.C. (2006), Antifungal activity of chitosan and its application to control post-harvest quality and fungal rotting of Tankan citrus fruit (Citrus tankan Hayata). Journal of the Science of Food and Agriculture, 86: 1964-1969.
Cronin M.J., Yohalem D.S., Harris R.F., Andrews J. (1996), Putative mechanism and dynamics of inhibition of apple scab pathogen Venturia inequalis by compost extracts. Soil Biology and Biochemistry, 28: 1241-1249.
Hernández L.A., Valle M.G, Guerra-Sánchez M.G (2011), Current status of action mode and effect of chitosan against phytopathogens fungi. Microbiology Research, 5 (25): 4243-4247.
Hewajulige I.G.N., Sultanbawa Y., Wijeratnam R.S.W., Wijesundara R.L.C (2009), Mode of action of chitosan coating on anthracnose disease control in papaya. Phytoparasitica, 37: 437-444.
Jamadar M.M. (2007), Etiology, epidemiology and management of anthracnose of grapevine. Doctor of philosophy in Plant pathology, University of Agriculture Sciences, Dharwad - India.
Munoz Z., A. Moret., S. Garces (2009), Assessment of chitosan for inhibition of Colletotrichum sp. on tomatoes and grapes. Crop Protection, 28: 36-40.
Mustafa M.A., A. Ali., S. Manickam (2013), Application of a chitosan based nanoparticle formulation as an edible coating for tomatoes (Solanum lycoperiscum L.). Acta Horticulturae, 1012: 445-452.
Zahid N., A. Ali., S. Manickam., Y. Siddiqui., M. Maqbool (2012), Potential of chitosan-loaded nanoemulsions to control different Colletotrichum spp. and maintain quality of tropical fruits during cold storage. Journal of Applied Microbiology, 113: 925 - 939.