Xác định dư lượng các kháng sinh oxytetracycline, tetracycline và chlotetracycline trong tôm thẻ chân trắng nuôi tại xã Điền Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)

Authors

  • Khoa Cơ khí-Công nghệ, ĐH Nông Lâm-Đại học Huế Khoa Cơ khí-Công nghệ, ĐH Nông Lâm-Đại học Huế

Abstract

Nghiên cứu được thực hiện nhằm phát hiện đồng thời dư lượng các kháng sinh nhóm tetracyclines (TCs): oxytetracycline (OTC), tetracycline (TC) và chlotetracycline (CTC) trong tôm thẻ chân trắng. Trước khi phân tích xác định dư lượng kháng sinh bằng phương pháp sắc lý lỏng hiệu năng cao (High Perfermance Liquid Chromatography - HPLC), 33 mẫu tôm thu được tại địa bàn nghiên cứu đã được phân tích sàng lọc bằng phương pháp ức chế vi sinh vật (VSV) với chủng chỉ thị Bacillus cereus. Phương pháp sắc ký lỏng được thực hiện trên hệ thống HPLC Agilent 1260 với đầu dò mảng diod (DAD), cột sắc ký pha đảo C18 (150 mm × 4,6mm; 3,5 µm); mẫu được chiết pha rắn qua cột SPE C18 và chế độ gradient dòng pha động (0,5ml/phút) gồm methanol, acetolnitril và dung dịch acid oxalic 0,01M. Trong 15 mẫu dương tính sau phân tích sàng lọc bằng phương pháp VSV đã phát hiện 5 mẫu có dư lượng kháng sinh nhóm TCs (chiếm 15,2% trên tổng số). Trong đó, OTC được tìm thấy trên cả 5 mẫu (chiếm 15,2% trên tổng số), chỉ một mẫu phát hiện có TC (chiếm 3% trên tổng số) và không có mẫu nào có dư lượng CTC.

References

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Thông tư (số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009): Ban hành Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng.

Bộ Y tế (2002), Phụ lục 10.10, Dược điển Việt Nam III, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. PL-194-PL-201

Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội (2004), Bệnh học thủy sản, Nxb Nông Nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh.

Trần Cao Sơn (2010), Thẩm định phương pháp trong phân tích hóa học và vi sinh vật, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Nguyễn Thị Xuyên (chủ biên), Lương Ngọc Khuê, Trần Quy, Hoàng Thị Kim Huyền (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh (ban hành kèm theo Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015), Bộ Y tế, Hà Nội.

Tiêu chuẩn Việt Nam (2010), TCVN 8349:2010: Thủy sản và sản phẩm thủy sản - xác định dư lượng thuốc kháng sinh nhóm Tetracycline - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.

Angelia Pena, Cesleste M. Lino, Rosa Alonso and Damia Barcelo (2007), Determination of Tetracycline Antibiotic Residues in Edible Swine Tissues by Liquid Chromatography with Spectrofluorometric Detection and Confirmation by Mass Spectrometry, J. Agric. Food Chem. (55), 4973−4979 4973.

Bogaard, A. E. V. D., Stobberingh, E. E. (2000), Epidemiology of resistance to antibiotics links between animals and humans. International Journal of Antimicrobial Agents, (14), 327-335.

Capone Douglas G. , Donald P. Weston, Veronica Miller, Cynthia Shoemaker (1996), Antibacterial residues in marine sediments and invertebrates following chemotherapy in aquaculture, Aquaculture, 145, Issues 1–4, 55–75

Dayan A.D. (1993), Allergy to antimicrobial residues in food: assessment of the risk to man. Veterinary Microbiology, 35, 213–226.

Dang Kim Pham, Guy Degand, Sophie Danyi, Gilles Pierretc, Philippe Delahaut,Vu Dinh Ton, Guy Maghuin-Rogister, Marie-Louise Scippo (2010), Validation of a two-plate microbiological method for screening antibiotic residues in shrimp tissue, Analytica Chimica Acta, (672), 30–39.

EU (European Union) (2010), Commision regulation No 37/2010 of 22 December 2009 on pharmacologically active substances and their classification regarding maximum residue limits in foodstuffs of animal origin. Off. J. Eur. Communities., L15, 1-72.

George W. Latimer, Jr (Editor) (2012), Official Methods of Analysis of AOAC International, 19th Edition, Appendix F: Guidelines for Standard Method Performance Requirements, p.9, AOAC International, USA.

Hassani M., Lázaro R., Pérez C., Condón S., Pagán R. (2008), Thermostability of oxytetracyclinee, tetracycline, and doxycycline at ultrahigh temperatures, Journal of Agricultural and Food Chemistry, 56, 2676-2680.

MacNeil JD, Martz VK, Korsrud GO, Salisbury CD, Oka H, Epstein RL, Barnes CJ (1996), Official Method Tetracycline, Oxytetracyclinee and Chlortetracycline in Edible Animal Tissues. Liquid Chromatographic Method, J AOAC Int., 79(2), 405-17.

Nisha, A.R. (2008), Antibiotic residues - A global health hazard, Veterinary World, 1, 375-377.

Okerman L., Croubels S., De Baere S., Van Hoof J., De Backer P., and De Brabander H., (2001), Inhibition tests for detection and presumptive identification of tetracyclines, beta-lactam antibiotics and quinolones in poultry meat, Food Additives and Contaminants, 18, 385–393.

Rose M.D., Bygrave J., Farrington W.H.H., Shearer G. (1996), The effect of cooking on veterinary drug residues in food: Part 4. Oxytetracyclinee, Food Additives and Contaminants, 13, 275-286.

Rose M.D., Bygrave J., Farrington, W.H., Shearer G. (1997), The effect of cooking on veterinary drug residues in food. Part 8. Benzylpenicillin, Analyst. 122, 1095-1099.

Shrivastava A, Gupta VB (2011), Methods for the determination of limit of detection and limit of quantitation of the analytical methods, Chron Young Sci., 2, 21-5

Woodward KN (1991), Hypersensitivity in humans and exposure to veterinary drugs, Vet Hum Toxicol., 33(2), 168-72.

Published

2016-04-29