NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TÁCH CHIẾT TINH DẦU TỪ HẠT SA NHÂN

Authors

  • Khoa Cơ khí-Công nghệ, ĐH Nông Lâm-Đại học Huế Khoa Cơ khí-Công nghệ, ĐH Nông Lâm-Đại học Huế

Abstract

Sa nhân có khoảng 13 giống với trên 100 loài được trồng ở một số nước như Ấn độ, Malaysia, Trung Quốc, Việt Nam. Sa nhân sử dụng cho nghiên cứu này là giống sa nhân Amomum xanthioides Wall. được trồng ở Huyện Tiên Phước, Quảng Nam. Quả sa nhân khô được bóc vỏ, xay nhỏ thành bột và chưng cất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước để thu tinh dầu thô. Tinh dầu nguyên chất thu được bằng cách bổ sung Na2SO4 đến 5% so với thể tích tinh dầu thô sử dụng. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trích ly tinh dầu cho thấy điều kiện thích hợp để trích ly là: kích thước bột sa nhân ≤ 1mm, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/7, chưng cất ở 1300C trong 4 giờ. Thành phần hóa học trong tinh dầu sa nhân được xác định bằng GC-MS với các thành phần chính phân tích được là camphene (8,67%), limonene (9,70%), camphor (31,21%) và endobornyl acetate (36,87%).

References

. Nguyễn Bin (2005), Các quá trình thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

. Nguyễn Thị Hoàng Lan, Bùi Quang Thuật, Lê Danh Tuyên, Ngô Thị Huyền Trang, Đỗ Thị Trang (2014), Nghiên cứu công nghệ trích ly tinh dầu từ lá tía tô, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 12 số (3), 404-411.

. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học, Hà Nội.

. Lê Văn Việt Mẫn, Lại Quốc Đạt, Tôn Nữ Minh Nguyệt, Trần Thị Thu Trà (2011), Công nghệ chế biến thực phẩm, Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.

. Huỳnh Thị Kim Nguyệt, Nguyễn Thị Hồng Xuyến, Nguyễn Thị Kiều Xinh, Th.S Lê Phạm Tấn Quốc (2011), Nghiên cứu quá trình sản xuất tinh dầu từ vỏ quả chanh không hạt (Citrus Latifolia), Tạp chí khoa học số (11), trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM.

. Võ Kim Thành, Đỗ Thị Triệu Hải (2010), Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hoá học tinh dầu củ riềng ở Hội An, Quảng Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại Học Đà Nẵng, Số 5(40).

. Baby Sabulal, Mathew Dan, Nediyamparambu Sukumaran Pradeep, Renju Krishna Valsamma, Varughese George (2006), Composition and antimicrobial activity of essential oil from the fruits of Amomum cannicarpum, Acta Pharm. (56), 473–480.

. I.P.S Kapoor, B. Singh, G. Singh, V. Isidorov, L. Szczepaniak (2008), Chemistry, antifungal and antioxidant activities of cardamom (Amomum subulatum) essential oil and oleoresins, International Journal of Essential Oil Therapeutics (2), 29-40.

. Jung Wook Choi, Ki Hyun Kim, Il Kyun Lee, Sang Un Choi, and Kang Ro Lee, (2009), Phytochemical constituents of Amomum xanthioides, Natural Product Science, 15(1), 44-49.

. Krittka Norajit, Natta Laohakunjit, Orapin Kerdchoechuen (2007), Antibacterial effect of five Zingiberaceae essential oils, Molecules, (12), 2047-2060.

. Supriya A. Agnihotri, Sharad R. Wakode and Mohammed Ali (2012), Chemical composition, Antimicrobial and Topical Anti-inflammatory Activity of essential oil of Amomum Subulatum fruits, Acta Poloniae Pharmaceutica - Drug Research, 69(6), 1177-1181.

Published

2016-04-29