ẢNH HƯỞNG CỦA MANNITOL ĐẾN SỰ CHUYỂN HÓA ACID MALIC TRONG CÂY NHA ĐAM (ALOE VERA L.) NUÔI CẤY IN VITRO

Abstract

Trao đổi và chuyển hóa acid malic là một hoạt động sinh lý hết sức quan trọng trong quá trình quang hợp và hô hấp của thực vật CAM (Crassualacean acid metabolism), đồng thời cơ chế trao đổi và sản phẩm tạo thành trong quá trình này thường có sự biến động khác nhau tùy thuộc vào từng loài và từng yếu tố tác động của môi trường. Trong nghiên cứu này, chúng tôi bổ sung mannitol ở những nồng độ khác nhau dao động từ 1% đến 18% vào môi trường dinh dưỡng của cây nha đam (Aloe vera L.) nuôi cấy trong điều kiện in vitro. Sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường có bổ sung mannitol, chúng tôi tiến hành thu mẫu vào thời điểm 10 giờ sáng để phân tích hàm lượng pyruvate và oxaloacetate (OAA) tích lũy trong các mẫu có và không có xử lý mannitol, đồng thời xác định hoạt độ của một số enzyme chính tham gia vào quá trình chuyển hóa acid malic như malate dehydrogenae (MDH), malic enzyme (ME) và phosphoenolpyruvate carboxylase (PEPC). Sự hiện diện và biến động của phổ protein của cây nha đam in vitro dưới tác động của mannitol còn được khảo sát trên gel điện di bằng kỹ thuật điện di một chiều. Mục đích của nghiên cứu này nhằm khảo sát ảnh hưởng của stress môi trường do mannitol gây ra lên quá trình chuyển hóa acid malic và các sản phẩm tạo thành của chúng, từ đó tìm hiểu cơ chế biến đổi xãy ra trong ở cây nha đam in vitro trong việc tăng cường khả năng đáp ứng và thích nghi với điều kiện bất lợi của môi trường.

Từ khóa: Acid malic, in vitro, MDH, ME, nha đam, PEPC.

https://doi.org/10.26459/jard.v100i1.2988