TÁC ĐỘNG CỦA MANNITOL ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY NHA ĐAM (ALOE VERA L.) TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY IN VITRO

Abstract

Bài báo này trình bày kết quả đạt được trong nghiên cứu ảnh hưởng của mannitol đến sự sinh trưởng và phát triển của cây nha đam (Aloe vera L.) nuôi cấy in vitro. Đoạn thân và đỉnh sinh trưởng tách từ cây nha đam in vitro được cấy lên môi trường cơ bản Murashige và Skoog (MS) có bổ sung 8 g/l agar, 30 g/l saccharose, 1g/l than hoạt tính, 1,0 mg/l BAP kết hợp với 0,5 mg/l NAA, pH 5,8. Trên môi trường này đoạn thân và đỉnh sinh trưởng của cây nha đam in vitro tái sinh cụm chồi rất tốt với trung bình tương ứng là 11,13 chồi/mẫu và 12,2 chồi/mẫu. Chồi đơn tách từ cụm chồi in vitro tạo rễ, sinh trưởng và phát triển tốt trên môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/l NAA. Cây nha đam in vitro được xử lý với manitol ở các nồng độ thay đổi từ 1-16% để gây hạn sinh lý trong khoảng thời gian khác nhau. Kết quả cho thấy khi xử lý mannitol ở nồng độ thấp (1-4%) ít gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của mẫu nha đam in vitro, tuy nhiên khi xử lý mannitol ở nồng độ cao hơn (8, 10, 14%) gây giảm mạnh khả năng sinh trưởng và phát triển của mẫu nuôi cấy, đặc biệt khi xử lý mannitol ở nồng độ 16% gây tổn thương rất lớn đến hình thái lá và khả năng sinh trưởng của mẫu thí nghiệm.

Từ khóa: in vitro, mannitol, nha đam, phát triển, sinh trưởng.
https://doi.org/10.26459/jard.v91i3.3023