Abstract
Vùng nguyên liệu của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế giao động khoảng 7500 ha. Cây sắn là cây trồng phổ biến trong nông hộ, qui mô trồng sắn biến động giữa các nhóm hộ và các vùng sinh thái khác nhau tùy thuộc vào tiềm năng đất đai của vùng ( 0,2 - 1,52 ha/hộ). Sắn chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu thu nhập của hộ đặc biệt là nhóm hộ nghèo, cao nhất ( 65,25%), trung trình (26,12 - 42,30%) và thấp nhất 2,1%. Thu nhập hàng năm từ cây sắn của hộ biến động tùy theo sự thay đổi giá sắn trên thị trường và phương thức bán. Nông hộ tự do bán sản phẩm của mình trên thị trường cho nhà máy hay tư thương khi giá cao. Liên kết giữa nhà máy và nông hộ thiếu chặt chẽ, không có giàng buộc trách nhiệm, vùng nguyên liệu không ổn định. Để đảm bảo nguyên liệu nhà máy cũng phải có những biện pháp cạnh tranh như nâng giá để thu hút lượng sắn tươi bán cho nhà máy. Mô hình liên kết của nông hộ thông qua tổ đội sản xuất với nhà máy, là hướng đi phù hợp với nông hộ và cộng đồng góp phần nâng cao hiệu quả cho người dân, tạo nên vùng nguyên liệu chủ động và ổn định là hướng đi phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
Từ khóa: Cây sắn, liên kết, mô kình, nông hộ, thu nhập, Thừa Thiên Huế, vai trò, vùng nguyên liệu.