NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA KHÁNG RẦY NÂU HP28 TẠI THỪA THIÊN HUẾ.

Abstract

Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal (Homoptera: Delphacidae) là sâu hại nguy hiểm ở tất cả các vùng trồng lúa của Việt Nam. Gieo trồng giống lúa kháng rầy là biện pháp phòng chống rầy nâu có hiệu quả nhất trong hệ thống quản lý dịch hại lúa tổng hợp (IPM). Một trong số những giống lúa được đánh giá có khả năng kháng rầy nâu tại Thừa Thiên Huế là giống HP28. Tuy nhiên, để đưa giống này vào sản xuất trên địa bàn cần phải xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật. Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến sinh trưởng, phát triển, và năng suất của giống lúa kháng rầy nâu HP28 trong vụ Đông Xuân và Hè Thu tại Thừa Thiên-Huế. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20m2. Kết quả đã xác định được đối với giống lúa HP28 ở Thừa Thiên Huế với mật độ gieo 60kg/ha thóc giống cho năng suất cao nhất và tăng khả năng kháng rầy nâu  ở cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu.

Từ khóa: Giống kháng, Nilarpavata lugens, rầy nâu, mật độ gieo sạ

https://doi.org/10.26459/jard.v91i3.3043