ĐIỀU TRA CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM CAM Ở HUYỆN NGHĨA ĐÀN VÀ QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN

Abstract

Tại tỉnh Nghệ An, cây cam là cây chủ lực của một số xã vùng đồi núi ở các huyện phía Tây Nghệ An như Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm cam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam. Cam được nông dân bán cho hai nhóm đối tượng chính thu gom (52,1%) và tiểu thương (42,4%) dưới hình thức cam tươi, không qua chế biến. Sử dụng các xe tải, những thu gom thu mua sản phẩm để bán cho những người bán buôn ở chợ đầu mối ở trong tỉnh (39,4%) và ngoài tỉnh (60,6%). Tư thương lại sử dụng xe máy nhập hàng cho những bán buôn (11,1%), bán lẻ (48,0%) ở chợ huyện, chợ xã trong tỉnh và còn trực tiếp bán cho người tiêu dùng(40,9%). Trong 15,5 ngàn đồng (giá thành bình quân trên 1 kilogram cam), các hộ chỉ chi 29,5% cho chi phí đầu tư còn đạt đến 70,5% lợi nhuận. Giá bán cam tại vườn bình quân đạt 15,5 ngàn đồng/kg. Giá cam được đẩy lên thêm 3,1 đến 3,3 nghìn đồng sau khi qua tay thu gom và 4.6 nghìn đồng sau khi qua tay tiểu thương. Tính trên giá cam bán ra, các đối tượng thu mua này đạt tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn nhiều so với người trồng cam (12,0%-12,1% đối với thu gom và 12,9% đối với tiểu thương). Tuy nhiên, nếu xét trên tổng sản lượng sản phẩm lưu thông qua từng tác nhân thì thu gom lại đạt mức tổng lợi nhuận cao nhất, gấp từ 2 đến 6 lần lợi nhuận của cá hô trồng cam và lợi nhuận của tiểu thương chỉ bằng
https://doi.org/10.26459/jard.v91i3.3045