Abstract
Tại các huyện miền núi Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn của tỉnh Quảng Nam đã và đang tồn tại giống lợn địa phương (lợn Cỏ). Lợn Cỏ có 2 dạng màu lông: Đen và Lang. Lợn Cỏ được nuôi theo phương thức quảng canh, thả rông, đầu tư thấp. Các tiến bộ kỹ thuật chưa được ứng dụng trong chăn nuôi lợn Cỏ. Vì vậy lợn Cỏ có tầm vóc nhỏ, sinh trưởng chậm: khối lượng 6 và 12 tháng tuổi đạt tương ứng 10,3 và 25,0 kg/con. Lúc 18 và 24 tháng tuổi đạt 33,0 và 40,0 kg/con. Trong đó, lợn đực có khối lượng lớn hơn lợn cái (35,5 và 50,0 kg/con so với 31,0 và 33,0 kg/con). Lợn Cỏ có khả năng sinh sản thấp: tuổi đẻ lứa đầu muộn (13,5 tháng), số con sơ sinh và cai sữa thấp (6,1 và 3,7 con/lứa), thời gian bú sữa, theo mẹ kéo dài (4,1 tháng). Lợn Cỏ có khả năng thích ứng và sức sống cao hơn các nhóm lợn khác trong cùng điều kiện chăn nuôi. Trong 2 nhóm lợn Cỏ thì lợn Cỏ màu lông Đen có sức sản xuất thấp hơn lợn Lang.