NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG PROTEIN LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) GIAI ĐOẠN GIỐNG

Abstract

Protein là một trong những thành phần dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sinhtrưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn ở cá nói chung và cá Chim vây vàng nói riêng. Trongnghiên cứu này, 5 mức protein khác nhau (40, 43, 46, 49 và 52%) được thử nghiệm nhằmđánh giá ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sốngvà hệ số thức ăn ở cá Chim vây vàng giai đoạn giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàmlượng protein trong thức ăn có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng và hệ số thức ăn(FCR) của cá Chim vây vàng giai đoạn giống. Trong đó, cá được cho ăn thức ăn có hàmlượng protein 46, 49 và 52% cho tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài, khối lượng,khối lượng cuối cao hơn và hệ số thức ăn thấp hơn so với hàm lượng protein 40 và 43% (p< 0,05). Nhìn chung, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tốc độ sinh trưởng và hệsố chuyển đổi thức ăn giữa cá được cho ăn ở mức protein 46, 49 và 52% hay 40 và 43% (p> 0,05). Hàm lượng protein trong thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá (94 –98%) (p > 0,05). Từ nghiên cứu này có thể nhận thấy rằng, hàm lượng protein 46% trongthức ăn là tốt nhất cho sinh trưởng và hệ số thức ăn của cá Chim vây vàng, đồng thời, giúptiết kiệm chi phí thức ăn cũng như hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường bể nuôi.Từ khóa: Cá Chim vây vàng giống, Trachinotus blochii, protein, sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệsố thức ăn
https://doi.org/10.26459/jard.v79i1.3112