Abstract
Thí nhiệm 2 nhân tố bao gồm 12 công thức là tổ hợp của hai giống lúa kháng rầy lưng trắng là ĐT34, HP10 và 5 công thức phân bón P0, P1, P2, P3, P4, P5. Nghiên cứu được tiến hành trong vụ Hè Thu 2015 trên đất phù sa chuyên trồng lúa tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy, liều lượng phân bón khác nhau có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số nhánh hữu hiệu, chiều dài bông, mức độ nhiễm sâu bệnh hại, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, hiệu quả kinh tế của các giống lúa; liều lượng phân bón khác nhau cũng ảnh hưởng đến hóa tính đất. Giống lúa ĐT34 đạt năng suất thực thu cao nhất (6,15 tấn/ha) và cho giá trị VCR cao nhất là 2,2 ở công thức phân bón P3 (100kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha). Trong khi đó, giống lúa HP10 đạt năng suất thực thu cao nhất (6,17 tấn/ha) và cho giá trị VCR cao nhất là 2,2 ở công thức phân bón P5 (80kg N + 80kg P2O5 + 80kg K2O + 1 tấn HCVS + 500kg vôi/ha). Các công thức phân bón đều có tác dụng cải thiện được tính chất hóa học của đất, đặc biệt là giảm độ chu cho đất. Cần lặp lại nghiên cứu trong vụ đông xuân để xây dựng quy trình bón phân cân đối và hợp lý cho hai giống lúa ĐT34 và HP10 tại Thừa Thiên Huế.
Từ khóa: Đất phù sa; Giống lúa kháng rầy, Hiệu quả kinh tế, Phân bón; Rầy lưng trắng, Thừa Thiên Huế.