NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG PHỤC HỒI SAU CANH TÁC NƯƠNG RẪY TẠI XÃ HƯƠNG LÂM, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

Rừng tự nhiên phục hồi sau canh tác nương rẫy tại xã Hương Lâm có cấu trúc đặc trưng cho giai đoạn chuyển tiếp từ rừng đơn ưu tạm thời sang rừng mưa hỗn hợp. Thực vật ở tầng cây gỗ có 20 loài thuộc 11 họ, chủ yếu là loài cây ưa sáng, kích thước trung bình và chưa có loài cây chiếm ưu thế. Mật độ và độ tàn che của rừng thấp, rừng có cấu trúc một tầng. Đường kính và chiều cao bình quân của tầng cây gỗ tương ứng là 19,45cm và 8,77m. Phân bố số cây theo đường kính và chiều cao tuân theo quy luật phân bố Weibull, có dạng lệch trái với hệ số α tương ứng là 1,9 và 1,4. Cây tái sinh có mật độ trung bình là 4.933 cây/ha và có sự tương đồng tương đối với tổ thành tầng cây gỗ. Số lượng cây tái sinh có triển vọng đảm bảo cho việc phục hồi rừng trong tương tai. Giải pháp lâm sinh tổng hợp bao gồm hoạt động bảo vệ rừng, xúc tiến tái sinh tự nhiên, nuôi dưỡng và làm giàu rừng nên được phối hợp áp dụng để nâng cao chất lượng và sản rừng phục hồi tại xã Hương Lâm.

Từ khóa: Cấu trúc rừng, canh tác nương rẫy, cây tái sinh,  Hương Lâm, rừng phục hồi, tầng cây gỗ
https://doi.org/10.26459/jard.v124i10.3991