NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG CHỌN LOÀI KEO VÀ KHẢ NĂNG CẢI TẠO ĐẤT CỦA LOÀI KEO LÁ LIỀM TRỒNG TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Abstract

Vùng đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị có 30 xã, trong đó có 17 xã ven biển; 13 xã vùng cát nội đồng tập trung ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng. Với tổng diện tích đất cát là 48.689 ha chiếm 10,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Vùng đất này rất khó khăn trong sử dụng vì đặc điểm của đất khô, nóng, nghèo dinh dưỡng và thường xuyên chịu tác động của gió bão biển và biến đổi khí hậu. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng của 4 loài keo giai đoạn rừng trồng 4,5 tuổi: Keo lá liềm sinh trưởng tốt nhất với D13 = 8.1 cm; Hvn = 8.8 m và Dt = 2.0 m, Vc = 0.0211 m3 tiếp đến là keo lai và keo tai tượng và sinh trưởng thấp nhất là keo lá tràm. Kết quả phân tích phương sai cho thấy sinh trưởng của 4 loài keo là có sự biến động ở mức có ý nghĩa và dùng tiêu chuẩn t (student) để so sánh sinh trưởng giữa các loài kết quả đã chọn được loài keo lá liềm để trồng trên vùng đất cát ven biển tỉnh Quảng trị là tốt nhất và phù hợp nhất. So sánh các chỉ tiêu hoá tính của đất ở các phẫu diện dưới tán rừng keo lá liềm 4,5 năm tuổi đều tăng cao hơn so với giá trị của các chỉ tiêu đó ở phẫu diện ngoài đất trống. Cường độ bức xạ nơi có rừng giảm 94955 Lux so với ngoài đất trống và chênh lệch nhiệt độ đất nơi có rừng so với ngoài đất trống từ  3.5 – 80C, biên độ nhiệt đất trong rừng là 110C nhỏ hơn biên độ nhiệt đất ngoài đất trồng là 200C. Độ ẩm trong rừng cao hơn ngoài đất trống trung bình chênh lệch về độ ẩm này là 10.57%. Tỷ lệ cấp hạt từ 2-0.02 mm ở trong rừng giảm, trong khi tỷ lệ các cấp hạt nhỏ hơn 0.02mm lại có xu thế tăng so với ngoài đất trống. Hàng năm rừng trồng keo lá liềm trả lại cho đất một lượng lớn chất hữu cơ, chất khoáng từ 5.9-6.5 tấn/ha. Kết quả này cho thấy keo lá liềm có khả năng cải tạo đất và tiểu khí hậu vùng đất cát ven biển Quảng trị rất tốt.

https://doi.org/10.26459/jard.v124i10.4001