Abstract
Tóm tắt: Vi khuẩn kích thích sinh trưởng tác động đến cây trồng thông qua cơ chế đối kháng với tác nhân gây bệnh, sản sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật và kích thích tính kháng dịch hại của cây trồng. Trong nghiên cứu này, năng kích thích sinh trưởng của cây lạc ở điều kiện đồng ruộng thông qua một số chỉ tiêu như tỷ lệ mọc, chiều cao cây, chiều dài cành, số lá, số hoa, số nốt sần, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của Bacillus sp. S18F11 và Bacillus sp. S20D12 đã được đánh giá. Kết quả cho thấy Bacillus sp. S20D12 làm tăng tỷ lệ mọc, tăng chiều cao cây, tăng số lượng nốt sần và tăng năng suất thực thu (26,8%) so với đối chứng. Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê về các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất lạc thu được ở các công thức thí nghiệm với số lần bón chế phẩm khác nhau. Vì vậy, chỉ cần xử lý vi khuẩn Bacillus trước lúc gieo hạt là đạt hiệu quả cao.
Từ khoá: Bacillus, cây lạc, kích thích sinh trưởng, vi khuẩn
References
- Lê Như Cương, (2015), Hiệu quả kích thích nảy mầm, mọc mầm của ớt, cà chua và cải xanh bởi vi khuẩn Bacillus có nguồn gốc bản địa, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 7, 31–7.
- Lê Như Cương, Nguyễn Quảng Quân, (2016), Hiệu quả kích thích sinh trưởng của vi khuẩn Bacillus đến cây lạc ở Bình Định. Trong: Tuyển tập kết quả nghiên cứu khoa học cây trồng 2014–2015. NXB Đại học Huế, Huế, Việt Nam, 7–15.
- Florkowski W. J., (1994), Groundnut production and trade, In The Groundnut crop: A scientific basis for improvement ed., J. Smartt, 1–22, London: Chapman & Hall, 1–22.
- Garg N., Geetanjali, (2007), Symbiotic nitrogen fixation in legume nodules: process and signaling. A review, Agronomy for Sustainable Development, 27, 59–68.
- Gholami A., Shahsavani S., Nezarat S., (2009), The Effect of Plant Growth Promoting Rhizobacteria (PGPR) on Germination, Seedling Growth and Yield of Maize, World Academy of Science, Engineering and Technology, 49, 19–24.
- Glick B. R., (2012), Plant Growth-Promoting Bacteria: Mechanisms and Applications. Scientifica , 1–15.
- Hoammons R. O., (1994), The origin and history of groudnut, In The Groundnut crop: A scientific basis for improvement ed., J. Smartt, 24–39, London: Chapman & Hall, 24–39.
- Kumar A., Prakash A., Johri B. N., (2017), Bacillus as PGPR in Crop Ecosystem, In Bacteria in Agrobiology: Crop Ecosystems, ed. D.K. Maheshwari: Springer-Verlag Berlin Heidelberg 2011.
- Le C. N., Hoang T. K., Thai T. H., Tran T. L., Phan T. P. N., Raaijmakers J. M., (2018), Isolation, characterization and comparative analysis of plant-associated bacteria for suppression of soil-borne diseases of field-grown groundnut in Vietnam, Biological Control, 121, 256–62.
- Le C. N., Mendes R., Kruijt M., Raaijmakers J. M., (2012), Genetic and Phenotypic Diversity of Sclerotium rolfsii in Groundnut Fields in Central Vietnam, Plant Disease, 96, 389–97.
- Le C. N., Thai T. H., Tran D. H., Nguyen T. L., La T. T. H., Nguyen X. V., (2019), Genetic diversity of groundnut rhizosphere antagonistic bacteria and biological control of groundnut wilted diseases in central Vietnam, Legume Research, 42, 405–10.
- Martínez-Hidalgo P., Hirsch A. M., (2017), The nodule microbiome: N2-fixing rhizobia do not live alone, Phytobiomes 1, 70–82.
- Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Thanh, Trần Văn Minh, Lê Như Cương., (2004), Kết quả nghiên cứu nhóm bệnh héo rũ hại lạc và một số biện pháp phòng trừ tại Quảng Bình, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4, 1537–8.
- Pérez-Montaño F., Alías-Villegas C., Bellogín R. A., del Cerro P., Espuny M. R., Jiménez-Guerrero I., López-Baena F. J., Ollero F. J., Cubo T., (2014), Plant growth promotion in cereal and leguminous agricultural important plants: From microorganism capacities to crop production, Microbiological Research, 169, 325–36.
- Spaink H. P., (2000), Root nodulation and infection factors produced by rhizobial bacteria, Annu. Rev. Microbiol, 54, 257–88.
- Smith, B. W., (1954), Arachis hypogaea, reproductive efficiency, Am. J. Bot., 41(8), 607–616.