NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI GF24 KHI ĐƯỢC PHỐI VỚI CÁC DÒNG ĐỰC GF337, GF280 VÀ GF399 TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP Ở MIỀN TRUNG

Abstract

Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi được phối với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở miền Trung. Nghiên cứu đã được tiến hành tại 5 trại chăn nuôi lợn nái công nghiệp ở 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định; với tổng số 4844 ổ đẻ từ lứa thứ nhất đến lứa tư của lợn nái GF24 được phối tinh với 3 dòng đực nêu trên. Kết quả cho thấy lợn nái GF24 khi được phối giống với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có năng suất sinh sản cao và không có sự khác nhau giữa 3 dòng đực. Các chỉ tiêu về số con sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn con cai sữa, số con và khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm lần lượt đạt 12,7–13,2 con/ổ; 11,4–11,6 con/ổ; 1,37–1,40 kg/con; 5,89–6,00 kg/con, 28,4–29,1 con/nái/năm và 171,8–172,9 kg/nái/năm. Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 từ lứa thứ nhất đến lứa tư đều đạt cao với số lợn con cai sữa/nái/năm dao động từ 28,46 đến 28,94 con và không sai khác giữa các lứa. Lợn nái GF24 và 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có thể được sử dụng trong điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Trung.

Từ khóa: lợn nái GF24, các dòng đực GF, năng suất sinh sản, miền Trung

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v128i3C.5279
PDF (Vietnamese)

References

  1. Bourdon, R. M., (1997), Understanding Animal Breeding, Colorado State University Prentice Hall Upper Saddle River, NJ 07458.
  2. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, (2011), Tiêu chuẩn quốc gia _ TCVN 9111:2011 _ Lợn giống ngoại _ Yêu cầu kỹ thuật.
  3. Nguyễn Văn Thắng and Đặng Vũ Bình, (2006), Năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thân thịt của lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) phối giống với lợn đực Duroc và Pietrain,Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I. 6/2006.
  4. Phan Xuân Hảo, Hoàng Thị Thúy, (2009), Năng suất sinh sản và sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái Landrace, Yorkshire và F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực lai giữa Pietrain và Duroc (PiDu),Tạp chí Khoa học và Phát triển 7(3), 269–275.
  5. Vũ Đình Tôn, Nguyễn Công Oánh, (2010), Năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thân thịt của các tổ hợp lai giữa nái F1 (LY) với đực Duroc, Landrace nuôi ở Bắc Giang, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 8(1),106– 113.
  6. Lê Đình Phùng, Đậu Thị Tương, (2012), Năng suất sinh sản của lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire) được phối tinh giống Landrace, Yorkshire, Omega, PIC337 và PIC408 trong chăn nuôi lợn công nghiệp,Tạp Chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 10, 95–99.
  7. Nguyễn Ngọc Phục, Lê Thanh Hải, Đinh Hữu Hùng, (2009), Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái thuần LR, YS, nái lai F1 (LY/YL), nái VNC22 và khả năng sinh trưởng, cho thịt của lợn thương phẩm 2, 3 và 4 giống trong điều kiện chăn nuôi trang trại tại Quảng Bình, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Chăn nuôi, 16, 21–26.
  8. Đoàn Văn Soạn, Đặng Vũ Bình, (2011), Khả năng sinh sản của các tổ hợp lợn lai giữa nái F1 (Landrace x Yorkshire), F1 (Yorkshire x Landrace) với đực Duroc và L19, Tạp chí Khoa học và Phát triển 9, 614–621.
  9. Aumaitre, A., J. Dagorn, C. Legault, M. Le Denmat, (1976), Influence of farm management and breed type on sow’s conception-weaning interval and productivity in France, Livestock Production Science, 3, 75–83.
  10. Tummaruk, P., N. Lundeheim, S. Einarsson, A.M. Dalin, (2000), Reproductive Performance of Purebred Swedish Landrace and Swedish Yorkshire Sows: II. Effect of Mating Type, Weaning-to-first-service Interval and Lactation Length, Acta Agriculturae Scandinavica, Section A Animal Science, 50, 217–224.
  11. Palmer, W.M., H.S. Teague, and W.G. Venzke, (1965), Histological Changes in the Reproductive Tract of the Sow during Lactation and Early Postweaning, Journal of Animal Science, 24, 1117–1125.
  12. Lê Đình Phùng, Nguyễn Trường Thi, (2009), Khả năng sinh sản của lợn nái lai F1 (Yorkshire × Landrace) và năng suất của lợn thịt lai 3 máu (Duroc × Landrace) × (Yorkshire x Landrace), Tạp chí khoa học Đại Học Huế, 22(56), 53–60.
  13. Đoàn Phương Thúy, Phạm Văn Học, Trần Xuân Mạnh, Lưu Văn Tráng, Đoàn Văn Soạn, Vũ Đình Tôn, Đặng Vũ Bình, (2013), Năng suất sinh sản và định hướng chọn lọc đối với lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire tại công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13(8),1397–1404.
  14. Lê Đình Phùng, Văn Ngọc Phong, Phùng Thăng Long, Lê Lan Phương, Hoàng Ngọc Hảo, Ngô Mậu Dũng, and Phạm Khánh Từ, (2016), Năng suất sinh sản của lợn nái F1(L×Y) được phối với PIC280 và PIC399 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở Quảng Bình,Tạp Chí Hội Chăn Nuôi, 213, 18–25.
  15. Nguyễn Văn Thắng and Vũ Đình Tôn (2010), Năng suất sinh sản, sinh trưởng và thân thịt của các tổ hợp lai giữa nái F1(♂Landrace × ♀Yorkshire) với đực giống Landrace, Duroc, Omega và Pietrain x Duroc,Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(1), 98–105.
  16. Phan Xuân Hảo, Hoàng Thị Thúy, Đinh Văn Chỉnh, Nguyễn Chí Thành, Đặng Vũ Bình, (2009), Đánh giá năng suất và chất lượng thịt của con lai giữa đực PiDu (Pietrain x Duroc) và nái Landrace, Yorkshire hay F1(Landrace × Yorkshire), Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 7(4), 484–490.
  17. Dragomir Lukač, (2013), Reproductive traits in relation to crossbreeding in pigs, African Journal of Agricultural Research, 8(19), 2166–2171.
  18. Lê Thị Mến, (2015), Khảo sát năng suất sinh sản của heo nái lai (Landrace × Yorkshire) × (Yorkshire × Landrace) và sự sinh trưởng của heo con đến 60 ngày tuổi thuộc hai nhóm giống Duroc × (Landrace × Yorkshire) và Duroc × (Yorkshire × Landrace) ở trang trại, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học, 40(2), 15–22.
  19. Lê Đình Phùng, Trương Tấn Huệ, (2011), Năng suất sinh sản của lợn nái cấp giống ông bà C1230 và C1050 trong hệ thống giống của PIC nuôi tại Quảng Bình,Tạp Chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 14, 55–62.
  20. Koketsu, Y., S. Tani, R. Lida, (2017), Factors for improving reproductive performance of sows and herd productivity in commercial breeding herds, Porcine Health Management, 3(1), 1.
  21. Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh, (2018), Ảnh hưởng của lứa đẻ đến một số chỉ tiêu năng suất sinh sản ở lợn nái, Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, 328, 74–78.
  22. Cavalcante Neto, A., J.F. Lui, J.L.R. Sarmento, M.N. Ribeiro, J.M.C. Monteiro, T, and H. Onhati, (2008), Fatores ambientais e estimativa de herdabilidade para o intervalo desmamecio de fêmeas suínas, [Environmental factors and heritability estimate for the weaning-estrus interval in sows], Revista Brasileira de Zootecni, 37(11), 1953–1958.
  23. Leite, C.D.S., J.F. Lui, L.G. Albuquerque, and D.N.M. Alves, (2011), Environmental and genetic factors affecting the weaning-estrus interval in sows, Genetic Molecular Research, 10(4), 2692–2701.
  24. Stanimir Dimitrov, Vesna Karapetkovska-Hristova, Ljupce Kochoski, Biljana Trajkovska, Borche Makarijoski, Vesna Prodanovska-Poposka, and Godswill Ntsomboh-Ntsefong, (2018), The effect of season and parity on the reproductive performance of sows, Macedonian Veterinary Review, 41(2), i-vi.
  25. Soede, N.M., L.L. Hoving, J.J.J. Leeuwen, and B. Van Kemp, (2013), The second litter syndrome in sows; causes, consequences and possibilities of prevention, in the 9thInternational Conference in Sow Reproduction, Satellite Symposium, Olsztyn, Poland.
  26. Serenius, T., M.L. Sevon, E.A. Aimonen, and Mantysaari, (2002), Effect of service sire and validity of repeatability model in litter size and farrowing interval of Finnish L and LW populations, Livestock Production Science, 81, 213–222.
  27. Văn Ngọc Phong, Hoàng Thị Mai, Lê Đình Phùng, Nguyễn Xuân Bả, (2018), Đặc điểm sinh lý và năng suất sinh sản của lợn nái GF24 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp, Khoa Học Kỹ Thuật Chăn Nuôi, 232(5), 24–29.
  28. Iida, R., C. Piñeiro, and Y. Koketsu, (2015), High lifetime and reproductive performance of sows on southern European Union commercial farms can be predicted by high numbers of pigs born alive in parity one, Journal of Anicmal Science, 93, 2501–2508.