Abstract
Bệnh thán thư gây ra thiệt hại rất lớn đến năng suất ớt. Bệnh không chỉ gây hại ở giai đoạn ngoài đồng mà còn làm thối trái ở giai đoạn sau thu hoạch. Vì thế, nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với nấm Colletotrichum sp. trong điều kiện in vitro và in vivo. Trước tiên, mẫu bệnh được thu từ các ruộng ớt ở các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ, và phân lập. Sau khi phân lập, 11 nguồn nấm được lựa chọn và lây nhiễm nhân tạo lên trái ớt. Chủng nấm gây thán thư ớt là Colletotrichum gloeosporioides. Kế tiếp, kết quả đánh giá hiệu quả dịch trích thực vật trong điều kiện in vitro cho thấy nghiệm thức dịch trích bạch đàn với etanol có hiệu quả ức chế đường kính khuẩn lạc cao nhất (57,45%). Việc xử lý trái ớt bằng cách phun dịch trích bạch đàn với etanol tại thời điểm một ngày trước khi lây bệnh cho thấy hiệu quả ức chế bệnh thán thư đạt khoảng 29,61%.
References
- TRIDGE (2020), Chili pepper, Truy cập ngày 14-6-2020 tại https://www.tridge.com/intelligences/other-chili-pepper/production.
- Trương Thị Hồng Hải, Trần Thị Thanh (2017), Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ớt cay F1 nhập nội trong vụ Đông Xuân 2015–2016 tại Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 126(3C), 43–53.
- Kim S. H., Yoon J. B., Do J. W., Park H. G. (2007), Resistance to anthracnose caused by Colletotrichum acutatum in chili pepper (Capsicum annuum L.), Journal of Crop Science and Biotechnology, 10(4), 277–280.
- Hadden J. F., Black L. L. (1989), Anthracnose of pepper caused by Colletotrichum spp. Proceeding of the international symposium on integrated management practices: tomato and pepper producttion in the tropics, Asian Vegetable Research and Development Center Taiwan, 189–199.
- Sharma P. D. (2006), Plant Pathology, Alpha Science International Ltd., Oxford, United Kingdom, Printed in India, 550.
- Shivpuri A., Sharma O. P., Jhamaria S. L. (1997), Fungitoxic properties of plant extracts against pathogenic fungi, Journal of Mycology and Plant Pathology, 27(1), 29–31.
- Choudhary C. S., Jain S. C., Kumar R. I. T. E. S. H., Choudhary J. S. (2013), Efficacy of different fungicides, biocides and botanial extract seed treatment for controlling seed-borne Colletotrichum sp. in chilli (Capsicum annuum L.), The Bioscan, 8, 123–126.
- Bhumi G., Savithramma N. (2014), Biological synthesis of Zinc oxide nanoparticles from Catharanthus roseus (L.) G. Don. leaf extract and validation for antibacterial activity, International Journal of Drug Development and Research, 6, 9344–9376.
- Đinh Thị Yến Hồng (2016), Đánh giá khả năng gây hại của nấm Geotrichum candidum gây bệnh thối chua trên cây có múi và phòng ngừa bằng dịch trích thực vật, Luận văn tốt nghiệp Cao học, Trường Đại học Cần Thơ.
- Atlas R. M. (2010), Handbook of Microbiological Media (4th ed.), CRC Press, 771–779.
- Katooli N., Maghsodlo R., Razavi S. E. (2011), Evaluation of eucalyptus essential oil against some plant pathogenic fungi, Journal of Plant Breeding and Crop Science, 3(2), 41–43.
- Sahi S. T., Habib A., Ghazanfar M. U., Badar A. (2012), In vitro evaluation of different fungicides and plant extracts against Botryodiplodia theobromae, the causal agent of quick deeline of mango, Pakistan Jourmal of Phytopathology, 24(2), 137–142.
- Siramon P., Ohtani Y., Ichiura H. (2013), Chemical composition and antifungal property of Eucalyptus camaldulensis leaf oils from Thailand, Records of natural Products, 7(1), 49.
- Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. Y học, 1274 trang.
- Gurjar M. S., Ali S., Akhtar M., Singh K. S. (2012), Efficacy of plant extracts in plant disease management, Agricultural Sciences, 3(3), 425.