NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CHỐNG VIRUS TAI XANH ĐỘC LỰC CAO CỦA TILMICOSIN Ở ĐIỀU KIỆN IN VITRO

Abstract

Tóm tắt: Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn gây nhiều thiệt hại cho ngành sản xuất lợn trên thế giới, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Việc khống chế và loại trừ nguyên nhân gây bệnh là hết sức cần thiết.  Trên thực tế, an toàn sinh học và vaccine đã được áp dụng, nhưng giá thành khá cao, các quy trình an toàn sinh học đòi hỏi được thực hiện nghiêm ngặt, trong lúc hiệu quả của các loại vaccine sống vẫn còn nhiều hạn chế. Tilmicosin là một kháng sinh nhóm macrolide, đã được chứng minh có khả năng tích tụ nồng độ cao trong Đại thực bào phế nang phổi lợn (PAMs) cũng như ức chế virus bệnh tai xanh. Điều này là rất có lợi cho sự khống chế hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản lợn (PRRS). Trong nghiên cứu này, tilmicosin của bốn nhãn hiệu có sẵn trên thị trường đã được thử nghiệm trên hai chủng virus bệnh tai xanh độc lực cao (HP-PRRSV) và virus bệnh tai xanh độc lực thường (PRRSV). Kết quả cho thấy, tất cả bốn nhãn hiệu tilmicosin đều có khả năng ức chế cả hai chủng virus bệnh tai xanh trên. Kết quả này cũng xác nhận rằng, việc biến đổi gene của virus bệnh tai xanh không né tránh được hiệu quả của thuốc.

Từ khóa: HP-PRRSV, chống virus, tilmicosin

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3A.3839
PDF (Vietnamese)

References

  1. An, TQ., Tian, ZJ., Xiao, Y., Li, R., Peng, JM., Wei, TC., Zhang, Y., Zhou, YJ., and Tong, GZ. (2010), Origin of highly pathogenic porcine reproductive and respiratory syndrome virus, China, Emerg Infect Dis. 16: 365-7.
  2. Benfield, DA., C. C., Moore G, Wagner JR, Zeman DH and et. al. (2002), An evaluation of the effects of tilmicosin in feed on nursery pigs inoculated with porcine reproductive and respiratory syndrome virus, Proceedings American Association of Swine Veterinarians, 87-91.
  3. Beyer, J., Fichtner, D., Schirrmeier, H., Polster, U., Weiland, E., and Wege, H. (2000), Porcine reproductive and respiratory syndrome virus (PRRSV): kinetics of infection in lymphatic organs and lung, J Vet Med B Infect Dis Vet Public Health 47, 9-25.
  4. Blais, J., et. al. (1994), Intracellular accumulation of tilmicosin in primary swine alveolar macrophages, Proc 13th IPVS Congr p331.
  5. Charerntantanakul, W. (2012), Porcine reproductive and respiratory syndrome virus vaccines: Immunogenicity, efficacy and safety aspects, World J Virol, 1: 23-30.
  6. Collins, JE., Benfield, DA., Christianson, WT., Harris, L., Hennings, JC., Shaw, DP., Goyal, SM., McCullough, S., Morrison, RB., Joo, HS., and et. al. (1992), Isolation of swine infertility and respiratory syndrome virus (isolate ATCC VR-2332) in North America and experimental reproduction of the disease in gnotobiotic pigs, J Vet Diagn Invest, 4: 117-26.
  7. Lager, KM., Faaberg, KS., Brockmeier, SL., Miller, LC., Kappes, MA., Spear, A., Kehrli, Jr., ME. 2012, Pathogenesis of HP-PRRSV in gnotobiotic pigs, International PRRS Symposium, 92.
  8. OIE. (1992), World Animal Health 1991. Volume VII. Number 2, Animal Health Status and Disease Control Methods (Part One: Reports), 126.
  9. Reed, LJM., H. (1938), A simple method of estimating fifty percent endpoints, The American Journal of Hygiene, 27: 493-497.
  10. Therrien, D., St-Pierre, Y., and Dea, S. (2000), Preliminary characterization of protein binding factor for porcine reproductive and respiratory syndrome virus on the surface of permissive and non-permissive cells, Arch Virol, 145: 1099-116.
  11. Wensvoort, G., Terpstra, C., Pol, JM., ter Laak, EA., Bloemraad, M., de Kluyver, EP., Kragten, C., van Buiten, L., den Besten, A., Wagenaar, F., và Cs. (1991), Mystery swine disease in The Netherlands: the isolation of Lelystad virus, Vet Q., 13: 121-30.
  12. Yu, X., Chen, N., Deng, X., Cao, Z., Han, W., Hu, D., Wu, J., Zhang, S., Wang, B., Gu, X., and Tian, K. (2013), Genomic sequencing reveals mutations potentially related to the overattenuation of a highly pathogenic porcine reproductive and respiratory syndrome virus, Clin Vaccine Immunol, 20: 613-9