NGHIÊN CỨU ĐỘC LỰC CỦA VI KHUẨN HAEMOPHILUS PARASUIS BẰNG MÔ HÌNH GÂY NHIỄM TRÊN CHUỘT LANG (GUINEA PIG)

Abstract

Tóm tắt: Vi khuẩn Haemophilus parasuis đã được cấy chuyển qua 250 đời ở hai điều kiện nhiệt độ, nhằm giảm độc lực với hy vọng chọn được chủng có độc lực phù hợp làm nguyên liệu để sản xuất vaccine nhược độc. Các chủng H37-100, H37-150, H37-200, H37-250 và H40-100, H40-150, H40-200, H40-250 là các thế hệ được cấy truyền từ vi khuẩn Haemophilus parasuis serotype 5 chủng SH0165 ở điều kiện nuôi cấy 37 oC và 40 oC đã được sử dụng để gây nhiễm cho chuột lang. Liều gây nhiễm sử dụng là liều LD100 (5 x 109 CFU/ml) đối với vi khuẩn Haemophilus parasuis serotype 5 chủng SH0165. Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá độc lực của các chủng vi khuẩn nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu về tỷ lệ chết của chuột thí nghiệm theo thời gian, bệnh tích, tỷ lệ mẫu mô phân lập được vi khuẩn sau khi mổ khám. Kết quả cho thấy tỷ lệ chuột thí nghiệm chết trước 24 giờ có xu hướng giảm từ thế hệ 100 - 250 ở cả hai nhóm 37 oC và 40 oC. Bệnh tích và triệu chứng của chuột thí nghiệm rất điển hình của bệnh Glasser, sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn, viêm tơ huyết, các cơ quan có sợi viêm dạng tơ huyết bao phủ. Tỷ lệ các mẫu phân lập được vi khuẩn sau khi mổ khám cũng cho thấy độc lực của vi khuẩn đã giảm khá rõ rệt. Các cơ quan của những chuột không chết sau thời gian gây nhiễm vẫn phân lập được vi khuẩn H. parasuis. Như vậy, độc lực của các chủng vi khuẩn tiếp đời có xu hướng giảm khi các thế hệ tiếp đời tăng lên.

Từ khóa: chuột lang, gây nhiễm, vi khuẩn, H. parasuis

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3A.3849
PDF (Vietnamese)

References

  1. Amano H., Shibata M., Kajio N., Morozumi T. (1996), Pathogenicity of Haemophilus parasuis serovars 4 and 5 in contact-exposed pigs, Journal of veterinary medical science, 58(6), 559 - 561.
  2. Biberstein E. L., Gunnarsson A., Hurvell B. (1977), Cultural and biochemical criteria for the identification of Haemophilus spp from swine, American Journal of Veterinary Research, 38(1), 7 - 11.
  3. Brockmeier S. L., Register K. B., Kuehn J. S., Nicholson T. L., Loving C. L., Bayles D. O., Shore S. M., Phillips G. J. (2014), Virulence and draft genome sequence overview of multiple strains of the swine pathogen Haemophilus parasuis, PLoS One, 9(8), e103787 (103781 - 103713).
  4. Ferguson-Noel N. M., Laibinis V. A., Kleven S. H. (2012), Evaluation of Mycoplasma gallisepticum K-strain as a live vaccine in chickens, Avian Diseases, 56(1), 44 - 50.
  5. Gliniewicz K., Wildung M., Orfe L. H., Wiens G. D., Cain K. D., Lahmers K. K., Snekvik K. R., Call D. R. (2015), Potential mechanisms of attenuation for rifampicin-passaged strains of Flavobacterium psychrophilum, BioMed Central Microbiology, 15(179), 015 - 0518.
  6. Loske A. M., Tello E. M., Vargas S., Rodriguez R. (2014), Escherichia coli viability determination using dynamic light scattering: a comparison with standard methods, Archives of Microbiology, 196(8), 557 - 563.
  7. Moller K., Kilian M. (1990), V factor-dependent members of the family Pasteurellaceae in the porcine upper respiratory tract, Journal of clinical microbiology, 28(12), 2711 - 2716.
  8. Morozumi T., Nicolet J. (1986), Morphological variations of Haemophilus parasuis strains, Journal of Clinical Microbiology, 23(1), 138 - 142.
  9. Oliveira S., Galina L., Blanco I., Canals A., Pijoan C. (2003), Naturally-farrowed, artificially-reared pigs as an alternative model for experimental infection by Haemophilus parasuis, Canadian journal of veterinary research, 67(2), 146 - 150.
  10. Oliveira S., Pijoan C. (2004), Haemophilus parasuis: new trends on diagnosis, epidemiology and control, Veterinary Microbiology, 99(1), 1 - 12.
  11. Olvera A., Segalés J., Aragón V. (2007), Update on the diagnosis of Haemophilus parasuis infection in pigs and novel genotyping methods, The Veterinary Journal, 174(3), 522 - 529.
  12. Plante K. S., Rossi S. L., Bergren N. A., Seymour R. L., Weaver S. C. (2015), Extended Preclinical Safety, Efficacy and Stability Testing of a Live-attenuated Chikungunya Vaccine Candidate, PLoS Neglected Tropical Diseases, 9(9), 1 - 19.
  13. Riley M. G., Russell E. G., Callinan R. B. (1977), Haemophilus parasuis infection in swine, Journal of The American Veterinary Medical Association, 171(7), 649 - 651.
  14. Sun Y., Liu C. S., Sun L. (2010), Isolation and analysis of the vaccine potential of an attenuated Edwardsiella tarda strain, Vaccine, 28(38), 6344 - 6350.
  15. Yue M., Yang F., Yang J., Bei W., Cai X., Chen L., Dong J., Zhou R., Jin M., Jin Q., Chen H. (2009), Complete genome sequence of Haemophilus parasuis SH0165, Journal of Bacteriology, 191(4), 1359 - 1360.