MỐI LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU MÀU TẠI PHƯỜNG HƯƠNG CHỮ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng và tìm hiểu nhu cầu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau màu ở phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các thông tin, số liệu sơ cấp của nghiên cứu được thu thập qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và phỏng vấn 40 hộ sản xuất, 7 hộ thu gom bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy các mối liên kết giữa nông dân với nông dân, nông dân với các đối tác vẫn còn khá lỏng lẻo và mang tính tự phát, chưa có các tổ chức hợp tác liên kết trong nông dân, các hoạt động mua bán không qua hợp đồng hoặc chỉ bằng hợp đồng miệng đang xảy ra phổ biến trên địa bàn nghiên cứu. Sự tham gia của chính quyền địa phương và các bên liên quan trong việc hỗ trợ hình thành hợp tác xã hoặc tổ hợp tác sản xuất để tiến tới xây dựng các hợp đồng tiêu thụ với các đối tác bên ngoài đang là giải pháp cần thiết cho sản xuất và tiêu thụ rau màu ở Hương Chữ. Điều này cũng đồng thời góp phần đáp ứng nguyện vọng của đa số hộ sản xuất rau trên địa bàn phường hiện nay.

Từ khóa: liên kết, rau màu, sản xuất, tiêu thụ, Hương Chữ, Thừa Thiên Huế

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3B.3923
PDF (Vietnamese)

References

  1. Hồ Quế Hậu (2012), Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân.
  2. Bùi Thị Hoa (2009), Nghiên cứu hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số loại cây rau màu tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
  3. Trần Văn Hiếu (2004), Thực trạng và giải pháp cho sự liên kết “bốn nhà” trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở ĐBSCL, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 1(1), 180-185.
  4. Lê Văn Lương (2008), Nghiên cứu mối liên kết sản xuất tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
  5. Oxfarm (2014), Hợp tác, liên kết nông dân trong sản xuất nông nghiệp theo tiếp cận thúc đẩy quyền, tiếng nói, lựa chọn của nông dân: Hiện trạng và khuyến nghị chính sách, Tài liệu online, truy cập ngày 10/11/2016 từ www.oxfamblogs.org/vietnam/
  6. Võ Thị Kim Sa (2013), Sự liên kết của nông dân vùng Tây-Nam Bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa, Luận án tiến sĩ, Viện Xã hội học.
  7. Đồng Sĩ Toàn (2005), Điều tra thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm – Đại học Huế.
  8. Trần Minh Vĩnh và Phạm Vân Đình (2014), Một số giải pháp phát triển hợp đồng liên kết sản xuất – tiêu thụ lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12 (6), 844-852.
  9. Chu Văn Vũ (1995), Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội.