ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SANG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở XÃ QUẢNG XUÂN, HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Abstract

Tóm tắt: Chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) là cần thiết nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho nông dân trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, để thực hiện việc chuyển đổi có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, cần phải có những nghiên cứu cụ thể. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang NTTS ở xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang NTTS mang lại hiệu quả kinh tế rất cao; trong đó hiệu quả kinh tế NTTS của nhóm hộ khá cao hơn đáng kể so với nhóm hộ nghèo – trung bình ở vùng nghiên cứu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, diện tích NTTS và phương thức nuôi của hộ có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ từ NTTS. Để nâng cao thu nhập NTTS cho người dân ở vùng nghiên cứu, chính quyền địa phương nên khuyến khích nông dân áp dụng phương thức nuôi bán thâm canh; nông hộ được khuyến cáo mở rộng diện tích chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang NTTS cần phải tuân thủ theo quy hoạch sử dụng đất của địa phương; cần tiến hành thêm các nghiên cứu về thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo tính bền vững của hoạt động chuyển đổi này.

Từ khoá: chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, hiệu quả kinh tế

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3B.3926
PDF (Vietnamese)

References

  1. Bộ Thuỷ sản (2006), Đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển Nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2000-2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010.
  2. Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình (2015), Niên giám Thống kê Quảng Bình năm 2014, Đồng Hới, Quảng Bình.
  3. Dũng, Đỗ Trọng (2010), Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
  4. Lê Văn Thuyết (2012), Đánh giá hiệu quả các mô hình chuyển đổi trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
  5. Ngọc Ánh (2005), Hải Hậu (Nam Định): Chuyển đổi thành công đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, tại trang web http://www.vietlinh.vn/tin-tuc/2015/nuoi-trong-thuy-san-2015-s.asp?ID=1572.
  6. Nguyễn Thanh Phương (2009), Giáo trình Nuôi trồng thủy sản, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
  7. Thu Thủy (2015), Chuyển vùng lúa trũng sang nuôi thủy sản: Hiệu quả gấp 4-5 lần, tại trang web http://danviet.vn/nha-nong/chuyen-vung-lua-trung-sang-nuoi-thuy-san-hieu-qua-gap-4-5-lan-587375.html.
  8. UBND tỉnh Quảng Bình (2006), Quyết định số 29/2006/QĐ-UBND về Phê duyệt Chương trình phát triển thủy sản giai đoạn 2006 - 2010.
  9. UBND xã Quảng Xuân (2015), Nghị quyết Đảng bộ xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình khóa 25 nhiệm kỳ 2010-2015.
  10. Vương Công Tá (2008), Xuất khẩu thủy sản của tỉnh Quảng Bình trong điều kiện hiện nay và triển vọng, Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, 12(40), 47-61.
  11. Vương Khả Khanh (2006), Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi trồng thủy sản trên đất trũng ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.