ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HÀNH TĂM (ALLIUM SCHOENOPRASUM) TRÊN CÁC VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2014 TẠI QUẢNG TRỊ

Abstract

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng, phát hiện những hạn chế tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển sản xuất ném trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) Diện tích trồng ném củ của các hộ đạt 232,4-486,9 m2/hộ (2010) và tăng lên 349,7-785,3 m2/hộ (2014). Năng suất ném giữa các nhóm hộ năm 2010 là 265,9-315,8 kg/sào và tăng lên 294,3-319,7 kg/sào năm 2014; 2) Thời vụ trồng ném từ 01/9 đến 20/9 và mật độ trồng 84-118 củ/m2; 3) Đa số các hộ bón thúc phân dưới 5 lần/vụ, phun thuốc bảo vệ thực vật dưới 3 lần/vụ, làm cỏ trên 3 lần/vụ và không tưới nước cho ném; 4) Sâu bệnh hại chính trên cây ném năm 2012-2014 là Stemphylium botrysum, Sclerotium rolfsii, Erwinia carotovora, Spedoptera exigua và Spedoptera litura; 5) Trên cùng diện tích, nhóm hộ giàu-khá sử dụng phân hữu cơ và phân đạm nhiều hơn nhóm hộ nghèo nhưng chi phí thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn. Nhóm hộ giàu-khá chủ yếu bảo quản ném củ sau thu hoạch 3-6 tháng rồi bán (79,5%) còn nhóm hộ nghèo chủ yếu bán ném cây (65,6%); 6) Mỗi ha ném cho lãi ròng 156,16 triệu đồng/ha, cao gấp từ 3,5-5,0 lần so với nhiều cây trồng khác như khoai lang, đậu đỗ, dưa các loại.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3C.3958
PDF (Vietnamese)

References

  1. Lăng Thị Vân Anh (2010). Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây hành tăm. Trường Đại học Y dược Hà Nội.
  2. Lê Thị Hương Hà (2012). Nghiên cứu chiết tách và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn-chống ôxy hóa của cao chiết từ củ hành tăm. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Đại học Nha Trang.
  3. Thanh Lê (2016). Phát triển cây màu trên vùng cát Vĩnh Thái. Báo Quảng Trị.
  4. Lê Minh (2015). Phát triển cây ném và xây dựng thương hiệu “Ném của vùng cát Hải Lăng”. Báo Quảng Trị.
  5. Trần Thị Ngọc Thanh (2012). Nghiên cứu chiết tách và định danh một số Phytoncid chủ yếu từ củ nén ở Quảng Nam. Luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học Đà Nẵng.
  6. Trần Thanh Tuyền (2016). Hướng đi mới cho cây trồng vùng cát. Báo Quảng Trị.
  7. Trường Trung học Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị (2012). Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng ném. Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị.
  8. Trần Thiên Văn (2016). Hướng dẫn kỹ thuật trồng ném trên đất cát. Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị.
  9. Đức Việt (2013). Trồng ném theo quy trình thích nghi với biến đổi khí hậu. Báo Quảng Trị.
  10. http://www.khoahoccongnghevietnam.com.vn/khcn-diaphuong/11267/hướng đi mới cho cây trồng vùng cát Trung Giang, Gio Linh, Quảng Trị, Tạp chí khoa học công nghệ Việt Nam, 2016.