HIỆU LỰC CỦA PHÂN KALI VÀ LƯU HUỲNH ĐỐI VỚI CÂY LẠC TẠI XÃ CÁT HANH, HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Abstract

Tóm tắt: Thí nghiệm về nghiên cứu hiệu lực của phân kali và lưu huỳnh đối với cây lạc trên  đất cát biển tỉnh Bình Định được thực hiện bao gồm 16 công thức trong đó có 4 liều lượng kali kết hợp với 4 liều lượng lưu huỳnh, bố trí theo kiểu ô lớn ô nhỏ và 3 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được các chỉ tiêu như chỉ số diện tích lá, sinh khối khô, tổng số quả/cây, số quả chắc/cây và năng suất lạc tăng mạnh khi tăng mức bón kali từ 0 lên 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh từ 0 đến 30 kg S/ha. Số liệu các chỉ tiêu này tăng chậm và có chiều hướng giảm khi tăng mức bón kali lên 120 kg K2O/ha và lưu huỳnh lên 45 kg S/ha. Trên nền phân bón (8 tấn phân chuồng + 40 kg N + 90 kg P2O5 + 500 kg vôi bột)/ha, hiệu suất sử dụng phân bón của cây lạc trên đất cát biển đạt cao nhất ở mức bón kali là 90 kg K2O/ha và lưu huỳnh là 30 kg S/ha.

Từ khóa: cây lạc, đất cát biển, phân bón kali và lưu huỳnh

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3D.4513
PDF (Vietnamese)

References

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quy chuẩn Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng các giống lạc, QCVN 01 – 57:2011/BNNPTNT.
  2. Cục Thống kê tỉnh Bình Định, Niên giám Thống kê 2013 và 2016, Nxb. Thống kê.
  3. Hồ Huy Cường, Hoàng Minh Tâm, Trần Đình Long (2011), Tiềm năng và hạn chế trong sản xuất lạc ở tỉnh Bình Định, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 19, 3–11.
  4. Hoàng Thị Thái Hòa, Đỗ Đình Thục, Đỗ Thành Nhân, Surender Mann, Richard Bell (2017), Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân kali đến năng suất lạc trên đất cát tỉnh Bình Định, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 3, 81– 86.
  5. Đoàn Thị Thanh Nhàn và Cs. (1996), Giáo trình Cây công nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội–1996.
  6. Đỗ Thành Nhân, Hoàng Minh Tâm, Hồ Huy Cường, Surender Mann, Richard Bell, Phạm Vũ Bảo, Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Thái Thịnh, Lê Đình Quả (2014), Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến năng suất lạc trên đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Tạp chí Khoa học và công nghệ nông nghiệp Việt Nam, 6, 20–28.
  7. Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền trung, Báo cáo điều tra bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất tỉnh Bình Định (2005).
  8. Sở nghiên cứu lạc – Viện KHNN Trung Quốc, Trồng lạc, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Thượng Hải (1964).
  9. Đỗ Đình Thục, Hoàng Thị Thái Hòa, Nguyễn Quang Cơ, Đỗ Thành Nhân, Richard Bell (2017), Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân lưu huỳnh đến năng suất lạc trên đất cát tỉnh Bình Định, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 3, 74–80.