ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RỆP SÁP BỘT HỒNG HẠI SẮN Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero

Abstract

Tóm tắt: Cây sắn có nhiều sâu bệnh hại, trong đó rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero (Hemiptera: Pseudococcidae) là loài có khả năng lây lan nhanh nếu gặp điều kiện nhiệt độ và thức ăn thích hợp. Nghiên cứu này được tiến hành trong phòng thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của 6 mức nhiệt độ (20; 22,5; 25; 27,5; 30 và 32,5 °C) đến sự sinh trưởng và phát triển của rệp sáp bột hồng. Kết quả cho thấy khi nhiệt độ càng cao thời gian phát dục của rệp qua các tuổi càng rút ngắn. Thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành là ngắn nhất ở 32,5 °C và dài nhất ở 20 °C. Nhiệt độ càng cao thì thời gian sống của rệp trưởng thành càng ngắn. Rệp trưởng thành có khả năng đẻ trứng ở 20 °C. Khi nhiệt độ tăng, số lượng trứng đẻ và tỷ lệ sinh sản tăng và đạt cao nhất ở 30 °C. Rệp bắt đầu đẻ trứng vào 4,1 ngày sau vũ hóa ở 30 °C và 3,1 ngày sau vũ hóa ở 32,5 °C, sớm hơn so với ở nhiệt độ thấp hơn. Số lượng trứng đẻ cao nhất vào ngày thứ 5 và 6 sau vũ hóa ở 25–30 °C và 9–10 ngày sau vũ hóa ở 20–22,5 °C.  

Từ khóa: khả năng đẻ trứng, nhiệt độ, phát dục, Phenacoccus manihoti, rệp sáp bột hồng hại sắn

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v127i3B.4685
PDF (Vietnamese)

References

  1. Đỗ Hồng Khanh, Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Tuấn Lộc, Phạm Thị Oanh, Nguyễn Huy Khánh (2014), Dẫn liệu bước đầu về rệp sáp bột hồng hại sắn (Phenacoccus manihoti) tại Việt Nam, Tạp chí Bảo vệ thực vật, 3/2014, 19–22.
  2. Phạm Văn Lầm, Ngô Tiến Dũng (2011), Rệp sáp bột hồng Phenacoccus manihoti Mat-Ferr- một sinh vật ngoại lai nguy hiểm gây hại cây sắn, Tạp chí Bảo vệ thực vật, 3/2011, 32–34.
  3. Nguyễn Viết Tùng (2006), Giáo trình Côn trùng học đại cương, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, 216–218.
  4. Barilli R. D., Piettrowski V., Wengrat P. G., Gazola D., Ringenberg R. (2014), Biological characteristics of the cassava mealybug Phenacoccus manihoti (Hemiptera: Pseudococcidae), Revista Colombiana de Entomología, 40 (1), 21–24.
  5. Calatayud P., Le R. B. (2006), Cassava-Mealybug Interactions, IRD Éditions institut de recherche pour le développement, Paris.
  6. Iheagwam, E. U. (1981), The influence of temperature on increase rates of the cassava mealybug Phenacoccus manihoti Mat.-Ferr. (Homoptera, Pseudococcidae), Revue de Zoologie Africaine, 95 (4), 959–967.
  7. Lema K. M., Herren H. R. (1985), The influence of constant temperature on population growth rates of the cassava mealybug, Phenacoccus manihoti. Entomologia Experimentalis et Applicata, 38, 165–169.
  8. Minko D. O. (2009), The Influence of Ecological Factors (such as Temperature and Hygrometry) on the Development of Cassava Mealybug (Phenacoccus manihoti Matile-Ferrero, Homoptera: Pseudococcidae), Tropicultura, 27 (1), 21–25.
  9. Schulthess F., Baumgartner J. U., Herren H. R. (1987), Factors influencing the life table statistics of the cassava mealybug Phenacoccus manihoti, International Journal of Tropical Insect Science, 8, 851–856.