NUÔI VỖ THÀNH THỤC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG HORMONE HCG LÊN SINH SẢN CỦA CÁ BỐNG BỚP (Bostrichthys sinensis Lacepède, 1801)

Abstract

Tóm tắt: Cá bống bớp được nuôi vỗ thành thục trong điều kiện nhân tạo để xác định một số chỉ tiêu sinh học sinh sản và liều lượng kích dục tố HCG cho sinh sản. Cá thành thục sinh dục được  kích thích sinh sản bằng hormone HCG ở các liều lượng: 0, 300, 600 và 900 IU/kg cá. Sau khi đẻ, trứng được ấp trong bể thể tích 400 lít có dòng chảy tuần hoàn. Kết quả cho thấy hệ số thành thục của cá cái tăng dần theo thời gian nuôi vỗ từ 2,15% đến 8,93% với tỷ lệ cá thành thục đạt 81,8%. Liều lượng tiêm khác nhau của hormone HCG có ảnh hưởng đến thời gian hiệu ứng, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng. Ở liều tiêm 300 IU/kg cho kết quả tốt nhất và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về thời gian hiệu ứng của thuốc, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng so với các nghiệm thức còn lại (p < 0,05). Tuy nhiên, không thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về các chỉ tiêu sinh sản của cá ở liều tiêm 600 và 900 IU/kg (p > 0,05), nhưng lại có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức đối chứng (p < 0,05). Kết quả thí nghiệm khuyến cáo rằng, việc sử dụng hormone HCG để kích thích cá bống bớp sinh sản nên dùng ở liều lượng 300 IU/kg.

Từ khoá: cá bống bớp, nuôi vỗ thành thục, liều lượng hormone HCG, sinh sản

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v128i3A.4871
PDF (Vietnamese)

References

  1. Hong W. and Zhang Q. (2003), Review of captive bred species and fry production of marine fish in China, Aquaculture, 227, 305–318.
  2. Zhong, A. and M. Li (2002), Biological characteristics and breeding advances in Bostrichtys sinensis (Tiếng Trung tóm tắt bằng tiếng Anh), Journal of Zhejiang Ocean College (Natural Science), 21, 269–272.
  3. Kuo SR. and Shao KT. (1999), Species composition of fish in the coastal zones of the Tsengwen estuary, with descriptions of five new records from Taiwan, Zool Stud., 38, 391– 404.
  4. Ni IH. and Kwok KY (1999), Marine Wsh fauna in Hong Kong waters, Zool. Stud., 38, 130 –152.
  5. Huang Z. (2001), Marine species and their distribution in China’s seas, Comp Biochem Physiol, 38B, 537–541.
  6. Hwang, H.C., I.Y. Chen, and P.C. Yueh (1998), The freshwater Fishes of China in colored illustrations, Shanghai.
  7. Kottelat M., Whitten AJ., Kartikasari SN., and W. S. (1993), Freshwater Fishes of Western Indonesia and Sulawesi, Periplus Editions, Hong Kong.
  8. Thi, N.N. and N.V. Quan (2006), Biodiversity and living resources of the coral reef Wshes in Vietnam marine waters, Ha Noi.
  9. Peh, W.Y.X., S.F. Chew, J. Wilson, and Y.K. Ip (2009), Branchial and intestinal osmoregulatory acclimation in the four-eyed sleeper, Bostrychus sinensis (LacepSde), exposed to seawater, Marine Biology, 156, 1751–1764.
  10. Ip, Y., S. Chew, I. Leong, J. Y., R. Wu, and C. Lim (2001), The sleeper Bostrichyths sinensis (Teleost) stores glutamine and reduces ammonia production during aerial exposure., J. of Comp. Physiol. B, 171, 357–367.
  11. Hong, W.-S., S.-X. Chen, Q.-Y. Zhang, and W.-Y. Zheng (2006), Sex organ extracts and artificial hormonal compounds as sex pheromones to attract broodfish and to induce spawning of Chinese black sleeper (Bostrichthys sinensis Lacépède), Aquaculture Research, 37(5), 529–534.
  12. Zhang, Y.T., D.T. Liu, Y. Zhu, S.X. Chen, and W.S. Hong (2016), Cloning and olfactory expression of progestin receptors in the Chinese black sleeper Bostrichthys sinensis, General and Comparative Endocrinology, 230(Supplement C), 87–102.
  13. Nguyễn Tường Anh (1999), Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá, Nxb. Nông Nghiệp.
  14. Phạm Minh Thành and Nguyễn Văn Kiểm (2009), Cơ sở khoa học và kĩ thuật sản xuất giống cá, Nxb. Nông Nghiệp.
  15. Nguyễn Văn Kiểm (2004), Một số đặc trưng hình thái, sinh thái – sinh hóa và di truyền ba loại hình cá chép (chép vàng, chép trắng và chép hung) ở đồng bằng sông Cửu Long, Luận án Tiến sĩ, Đại Học Cần Thơ.