THAY ĐỔI NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ TRONG BỐI CẢNH HẠN CHẾ TIẾP CẬN TÀI NGUYÊN RỪNG Ở VÙNG NÚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

Nghiên cứu được thực hiện với số liệu điều tra 60 hộ ở xã Xuân Lộc, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Xuân Lộc là nơi sinh sống của cộng đồng người Kinh và người Vân Kiều, trong đó sinh kế chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng và nghiệp quy mô nhỏ. Nghiên cứu tìm hiểu sự thay đổi của các nguồn vốn sinh kế giữa nhóm hộ người Kinh và nhóm hộ người Vân Kiều trong bối cảnh hạn chế tiếp cận tài nguyên rừng và từ đó xác định các chiến lược sinh kế ưu tiên của từng nhóm. Nghiên cứu cho thấy: thứ nhất, nhóm hộ người Kinh có điều kiện để tiếp cận với các nguồn sinh kế dễ hơn, dẫn tới sinh kế đa dạng hơn so với nhóm hộ người Vân Kiều; thứ hai, cả hai nhóm hộ chuyển sang trồng rừng keo thay cho sản xuất nghiệp; cuối cùng, chiến lược ưu tiên của nhóm hộ người Kinh là trồng rừng keo và tiêu, còn đồng bào dân tộc Vân Kiều thì lựa chọn trồng keo và chăn nuôi. Do đó, chính quyền địa phương cần có những chính sách và khung hướng dẫn rõ ràng và cụ thể để hỗ trợ cộng đồng trong tiếp cận và phát triển sinh kế hướng tới bền vững, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v129i3B.5684
PDF (Vietnamese)

References

  1. Chambers, R. (1983), Rural development: Putting the last first, Longman Scientific & Technical, co-published in the United States with John Wiley & Sons, Inc., New York.
  2. DFID (1999), Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, http://www.nssd.net/references/SustLiveli/DFIDapproach.htm#Guidance dẫn theo Nguyễn Văn Sửu (2010), Khung sinh kế bền vững: Một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo, Tạp chí Dân tộc học, 2, 3–12.
  3. Rahut D. B., B. Behera, and A. Ali (2016), Do forest resources help increase rural household income and alleviate rural poverty? Empirical evidence from Bhutan, For. Trees Livelihoods, 25(3), 187–198.
  4. Ayuttacorn A. (2019), Social networks and the resilient livelihood strategies of Dara-ang women in Chiang Mai, Thailand, Geoforum, 101, May, 28–37.
  5. Mohammad Abdullah A. N., Stacey N., Garnett S. T., and Myers B. (2016), Economic dependence on mangrove forest resources for livelihoods in the Sundarbans, Bangladesh, For. Policy Econ., 64, 15–24.
  6. Thulstrup A. W. (2015), Livelihood Resilience and Adaptive Capacity: Tracing Changes in Household Access to Capital in Central Vietnam, World Dev., 74, 352–362.
  7. Phuc T. X. and Nghi T. H. (2014), Forest Land Allocation in the Context of Forestry Sector Restructuring: Opportunities for Forestry Development and Upland Livelihood Improvement, Hue, Vietnam. Report. Tropenbos International Vietnam.
  8. Nguyễn Văn Toàn, Trương Tấn Quân, and Trần Văn Quảng (2012), Ảnh hưởng của chương trình 135 đến sinh kế của đồng bào dân tộc ít người huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 3, 72B, 356–368.
  9. Dao Minh T., Yanagisawa M., and Kono Y. (2017), Forest transition in Vietnam: A case study of Northern mountain region, For. Policy Econ., 76, 72–80.
  10. Nguyen T. V. and Tran T. Q. (2018), Forestland and rural household livelihoods in the North Central Provinces, Vietnam, Land use policy, 79, no. March, 10–19.
  11. Hồ Kim Thi (2014), Năng lực thích ứng sinh kế của phụ nữ Khmer trong quá trình đô thị hóa vùng ven tại quận Ô Môn, TP. Cần Thơ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.
  12. Nguyễn Hải Núi và cộng sự (2016), Ảnh hưởng của nguồn lực sinh kế đến lựa chọn chiến lược sinh kế của người dân phụ thuộc vào rừng tại khu vực vùng cao tỉnh Bắc Cạn, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(6), 969–977.
  13. Bùi Bích Lan (2011), Vấn đề sinh kế và môi trường của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, Thông tin Khoa học Xã hội, 12, 48–53.
  14. Lê Thị Hoa Sen, Bùi Thị Hồng Loan, Nguyễn Thị Hồng Mai, Nguyễn Trần Tiểu Phụng (2019), Ảnh hưởng của thay đổi hoạt động sinh kế dựa vào tài nguyên rừng đến đời sống của người dân tộc Cơ Tu ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí NN&PTNT, 2 (18), 126–133.
  15. Ngân hàng Thế giới (2019). Báo cáo nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển Kinh tế–Xã hội của Dân tộc Thiểu số tại Việt Nam.