THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỊCH TRONG DẠY – HỌC TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC HUẾ

Abstract

Phương pháp kịch từ lâu đã trở nên quen thuộc trong việc giảng dạy và học tập Tiếng Anh ở các nước trên thế giới vì những ích lợi nổi bật mà nó có thể mang lại. Tuy vậy, phương pháp này vẫn còn khá mới mẻ ở các trường đại học nước ta nói chung và ở trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Huế (ĐHNN) nói riêng. Trên cơ sở thực tế đó, nghiên cứu khoa học này được tiến hành với mục đích khảo sát thái độ cũng như nhận thức của giảng viên và sinh viên về việc sử dụng phương pháp kịch trong công tác dạy và học Tiếng Anh tại trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Huế. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu và phân tích phản ứng của giáo viên và học sinh đối với phương pháp kịch, những lợi ích và khó khăn của phương pháp này để từ đó đưa ra kết luận về khả năng ứng dụng trong thực tế. Kết quả cho thấy hơn 90% trong tổng số sinh viên tham gia đã có thái độ tích cực với phương pháp kịch. Một trăm phần trăm (5/5) giáo viên tham gia dự giờ hoặc theo dõi băng ghi hình đều cho rằng dùng kịch “là phương pháp tuyệt vời để dạy tiếng Anh”. Hơn 85% sinh viên trong nghiên cứu khẳng định dùng kịch là phương pháp tốt để nâng cao năng lực thực hành và kiến thức tiếng Anh nói chung. Khảo sát về 6 lợi ích nhằm phát triển kỹ năng và phẩm chất cần trong học tập, có hơn 2/3 sinh viên cho rằng họ đã có một hoặc nhiều lợi ích này thông qua việc học bằng phương pháp kịch. Bên cạnh những ưu điểm rõ ràng, phương pháp này cũng đòi hỏi một số kỹ năng và phẩm chất mà nghiên cứu cho thấy đang là khó khăn cho khoảng 72% sinh viên phải vượt qua. Từ kết quả của nghiên cứu này, có thể hy vọng kịch sẽ là một trong các phương pháp chủ đạo để dạy và học tiếng Anh trong các trường đại học ngoại ngữ ở Việt Nam.

https://doi.org/10.26459/hujos-ssh.v76i7.3525