KHẢ NĂNG KHÁNG SÂU ĐỤC THÂN (Scirpophaga incertulas Walker), CUỐN LÁ (Cnaphalocrosis medinalis Guenee), BỌ XÍT DÀI (Leptocorisa varicormis Fabr.) CỦA GIỐNG LÚA RẪY TẠI THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

Lúa rẫy đóng vai trò quan trọng với đời sống người dân vùng cao. Tuy nhiên năng suất còn rất thấp do tiềm năng năng suất của giống và sự phá hoại của các đối tượng dịch hại. Trong nghiên cứu này, bốn giống lúa rẫy bản địa gồm A Ri, Căn Ngườn, Cu Giơ và Ra Dư được đánh giá khả năng kháng sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân và bọ xít dài trong điều kiện tự nhiên và có lây nhiễm nguồn sâu hại bổ sung. Với khả năng kháng sâu cuốn lá kết quả nghiên cứu cho thấy giống Căn Ngườn bị nhiễm vừa, với mật độ sâu non (MĐS) xấp xỉ 59 con/m2 và tỷ lệ hại (TLH) 35.6% ở giai đoạn đẻ nhánh rộ, và MĐS 22 con/m2, TLH 15.3% giai đoạn lúa đã trổ bông. Ngược lại, giống Ra Dư bị nhiễm nặng sâu cuốn lá nhỏ với MĐS xấp xỉ 105 con/m2 và TLH 78.3% giai đoạn lúa đẻ nhánh và MĐS xấp xỉ 47 con/m2 và TLH 30.6% giai đoạn lúa đã trổ bông. Với khả năng kháng sâu đục thân, giống Căn Ngườn nhiễm nhẹ, với TLH là 8.3% giai đoạn đẻ nhánh và 0.8% giai đoạn đã trổ bông. Ngược lại, giống Ra Dư và A Ri bị nhiễm nặng sâu đục thân với TLH lần lượt là 26.7% và 23.7% giai đoạn đẻ nhánh. Với khả năng kháng bọ xít dài, giống Căn Ngườn và Ra Dư nhiễm vừa, với mật độ bọ xít dài sâu xấp xỉ 7 con/m2. Năng suất của giống lúa thí nghiệm thấp và không có mối liên quan đến khả năng kháng sâu hại. Như vậy năng suất của các giống phụ thuộc nhiều vào tiềm năng năng suất của các giống lúa.
https://doi.org/10.26459/jard.v94i6.2993