Abstract
Nghiên cứu này được tiến hành trên 7 giống ớt cay F1 nhập nội từ Công ty Nonghyup, Hàn Quốc, sử dụng giống TN52 làm đối chứng. Thí nghiệm được bố trí trong vụ Đông Xuân 2015 – 2016 tại Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các giống nhập nội có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt tại Thừa Thiên Huế, thể hiện ở thời gian thu hoạch quả đầu từ 96 đến 111 ngày; hình thái cấu trúc cây tốt, tổng số nhánh dao động từ 13 đến 22 cành và có kiểu hình sinh trưởng vô hạn. Trong đó giống NH1117 tỏ ra vượt trội về khả năng chống chịu sâu bệnh hai, tỷ lệ đậu quả 80,16%, có năng suất thực thu cao nhất 17,2 tấn/ha, phẩm chất quả tốt phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Cần tiếp tục nghiên cứu các giống này trong nhiều vụ ở nhiều vùng khác nhau để chọn ra giống phù hợp với địa phương để đưa vào cơ cấu cây trồng của tỉnh
References
- AVRDC. Vegetable production and marketing. AVRDC Publication 1992. P.115.
- Mai Thị Phương Anh,1999. Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp (ớt, ngô rau, măng tây, su lơ xanh, cải bao). Nhà xuất bản nông dân Hà Nội, trang 5-11.
- Đường Hồng Dật, Sổ tay nghề trồng rau, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 2003
- Lê Thị Khánh, Giáo trình cây rau, NXB ĐH Huế, 2009
- Sổ tay hướng dẫn – Sâu hại các loại rau chọn lọc ở vùng Nhiệt đới và Á nhiệt đới châu Á – Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á. Trang 58
- Viện nghiên cứu rau quả, Báo Cáo Hội Nghị Khoa Học Viện Nghiên Cứu Rau Quả Năm 2013.
- Cannon PF, Bridge PD, Monte E. Linking the Past, Present, and Future of Colletotrichum Systematics. In: Prusky D, Freeman S, Dickman M, editors. Colletotrichum: Host specificity, Pathology, and Host-pathogen Interaction. St. Paul, Minnesota: APS Press; 2000. pp. 1–20.
- http://www.thongkethuathienhue.gov.vn/ChiTietSL.aspx?id=27&&parentpage=SoLieuTK.aspx