Abstract
Nghiên cứu này được tiến hành trong vụ Đông Xuân 2015 – 2016 tại Thừa Thiên Huế với 8 giống cà chua nhập nội triển vọng để chọn được giống cà chua phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương để đưa vào cơ cấu cây trồng của Tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các giống kết thúc thu hoạch sớm gồm: G5, CLN2001A và CLN1621L từ 106 đến 108 ngày. Các giống có cấu trúc thân lá thích nghi tốt với điều kiện Thừa Thiên Huế. Tỷ lệ đậu quả của giống CLN1621L cao nhất đạt 57,72%. Các giống CLN2001A, CLN2418A, CLN1621L và CLN5915 có năng suất thực thu cao trên 40 tấn/ha, trong đó cao nhất là CLN2001A đạt 41,9 tấn/ha và chất lượng quả tương đối tốt. Các giống triển vọng là CLN2001A, CLN2418A, CLN1621L và CLN5915. Cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá các giống trên trong nhiều vụ và chân đất khác nhau để có cơ sở áp dụng vào thực tế sản xuất.
References
- Đoàn Xuân Cảnh (2015), Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ chọn tạo giống cà chua ưu thế lai chịu nóng và chống bệnh xoăn virus vàng lá trồng trái vụ tại đồng bằng sông Hồng. Luận án Tiến sĩ, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
- Lê Thị Khánh (2009), Bài giảng cây rau. Trường Đại học Nông Lâm Huế, tr 104 – 115.
- Trương Thị Hồng Hải, Trần Viết Thắng, Nguyễn Thị Thu Thủy, So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số gống cà chua nhập nội trên đất phù sa và đất cát nội đồng trong vụ xuân hè tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 12 năm 2014, tr 151 – 158.
- Trương Thị Hồng Hải, Trần Viết Thắng, Nghiên cứu tập đoàn giống cà chua nhập nội trong vụ xuân hè và hè thu tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 6 năm 2014, tr 152 – 159.
- Dương Kim Thoa, “Nghiên cứu các đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai cà chua phục vụ chế biến vụ Thu-Đông và Xuân-Hè tại Gia Lâm-Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp – Hà Nội, 2005