ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG, LỨA CẮT VÀ CHẤT PHỤ GIA DÙNG TRONG Ủ CHUA TỚI HÀM LƯỢNG OXALATE TRONG CỌNG VÀ LÁ MÔN (Colocasia Esculenta (L) Schott)

Abstract

Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của giống, lứa cắt và kỹ thuật ủ chua với các chất phụ gia khác nhau tới thành phần oxalate trong cọng và lá môn ao trắng và môn ngọt (Colocasia Esculenta (L) Schott) bao gồm 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1, xác định ảnh hưởng của giống và lứa cắt, được bố trí theo phương pháp 2 nhân tố với 4 lần lặp. Kết quả cho thấy, thành phần oxalate tổng số, hòa tan và không hòa tan đều cao hơn ở giống môn ao trắng (p < 0,01). So với lá, thành phần oxalate trong cọng cũng cao hơn (p < 0,05). Thành phần oxalate có xu thế giảm dần theo lứa cắt tăng lên (p < 0,05); ở lứa cắt thứ 5, oxalate tổng số giảm 71 % trong cọng và 40 % trong lá so với ban đầu. Thí nghiệm 2, xác định ảnh hưởng các phụ gia trong khối ủ, được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn với 4 nghiệm thức tương ứng với từng chất phụ gia (cám gạo, bột sắn, rỉ mật và không phụ gia). Kết quả cho thấy, nồng độ oxalate đều có xu hướng giảm dần theo thời gian ủ và sử dụng rỉ mật làm giảm nồng độ oxalate tổng số, hoà tan và không hoà tan lớn nhất. Từ kết quả trên cho thấy, thành phần oxalate trong môn ảnh hưởng bởi giống, bộ phận của cây, lứa cắt và kỹ thuật ủ chua.

Từ khóa: môn, giống, lứa cắt, oxalate, ủ chua

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3A.3842
PDF (Vietnamese)

References

  1. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Tất Cảnh, Nguyễn Phùng Hà, Phạm Hùng Cương, Đặng văn Niên, Lưu Ngọc Trình, Trương Văn Tuyển, Nguyễn Thị Mừng, Nguyễn Ngọc Đệ, Chu anh Tiệp, Bhuwon Sthapit và Devra Jarvis (2004), Cơ sở khoa học của bảo tồn nông trại đa dạng khoai môn-sọ: Những vấn đề cơ bản liên quan đến xây dựng chính sách bảo tồn ở Việt Nam. Eds. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Hà Đình Tuấn trong Bảo tồn nội vi đa dạng sinh học nông nghiệp: Bài học kính nghiệm và tác động đến chính sách. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  2. AOAC (1990), Official Methods of Analysis, Association of Official Analytical Chemists, 15th edition (K Helrick editor), Arlington.
  3. Akpan E., Omoh I. B. (2004), Effect of heat and tetracycline treatments on the food quality and acridity factors in cocoyam (Xanthosoma sagittifollum (L) Schott, Pak J Nutr 3: 240-243.
  4. Du Thanh Hang, Binh L. V., Preston T. R. and Savage P. (2011), Oxalate content of foliage from different taro cultivars grown in central Viet Nam and effect of processing on the oxalate concentration, Livestock Research for Rural Development, Volume 23 (6) Article #122.
  5. Du Thanh Hang, Vanhanen L ., Savage G. (2013), Effect of simple processing methods on oxalate content of taro petioles and leaves grown in central Viet Nam, LWT - Food Science and Technology 50 (2013) 259-263.
  6. Gad SS., El-Zalaki ME., Mohamed MS. & Mohasseb SZ. (1982), Oxalate content of some leafy vegetables and dry legumes consumed widely in Egypt, Food Chemistry 8, 169–177.
  7. Gontzea I. and Sutzescu P. (1968), Natural antinutritivesubstances in foodstuffs and forages, S Karger, pp.84–108, Basel.
  8. Hirooka, M. and N. Sugiyama (1992), Effect of growth rates on oxalate concentrations in spinach leaves, J. Jpn. Soc. Hort. Sci. 61(3): 575–579.
  9. Holloway, Argall M. E., Jealous W. T., Lee J. A. and Bradbury J. H. (1989), Organic acids and calcium oxalate in tropical root crops, J. Agri. Food Chem. 37: 337-341.
  10. Leterme, Londoño P., Estrada A. M., F., Souffrant W. B. and Buldgen A. (2005), Chemical composition, nutritive value and voluntary intake of tropical tree foliage and cocoyam in pigs, J. Sci. Food Agri. 85: 1725-1732.
  11. Libert B. and Franceschi V. R. (1987), Oxalate in crop plants, J. Agric. Food Chem. 35:926-938.
  12. Noonan S. C. and Savage G. P. (1999), Oxalate content of foods and its effect on humans, Asia Pacific Journal of Clinical Nutrition 8 (1): 64-74.
  13. Okutani, I., Sugiyama, N. (1994), Relationship between oxalate concentration and leaf position in various spinach cultivars, HortScience 29: 1019–1021.
  14. Oscarsson K. V. and Savage G. P. (2006), Composition and availability of soluble and insoluble oxalates in raw and cooked taro (Colocasia esculenta var. Schott) leaves, Food Chemistry, 101 (2): 559-562.
  15. Proietti, S., Moscatello, S., Colla, G., & Battistelli, Y. (2004), The effect of growing spinach (Spinacia oleracea L.) at two light intensities on the amounts of oxalate, ascorbate and nitrate in their leaves, J. Horticultural Sci. Biotech. 79(4): 606-609.
  16. Savage G. P., Vanhanen L, Mason S. M. and Ross A .B. (2000), Effect of cooking on the soluble and insoluble content of some New Zealand foods, J. Food Composition Analysis 13(3): 201-206.
  17. Watanabe, Y., Uchiyama, F., and Yoshida, K. (1994), Compositional changes in spinach (Spinacia olera-cea L.) grown in the summer and the fall, J Jap Soc Hort Sci 62: 889-895.
  18. Weese, J.S.; Weese, H.E.; Yuricek, L.; Rousseau, J. (2004), Oxalate degradation by intestinal lactic acid bacteria in dogs and cats, Vet. Microbiol., 101: 161–166.