NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MÀNG BAO SINH HỌC TỪ DỊCH CHIẾT VI KHUẨN Pseudomonas putida 199B ĐẾN KHÁNG NẤM Aspergilus flavus T1 TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN HẠT GIỐNG NGÔ

Abstract

Chủng T1 phân lập từ các mẫu ngô nếp NK66 nhiễm nấm mốc tự nhiên được sử dụng để nghiên cứu khả năng kháng nấm của dịch chiết vi khuẩn Pseudomonas putida 199B. Đặc điểm hình thái của chủng T1 đã được quan sát đại thể (màu sắc, hình dáng, kích thước khuẩn lạc) trên môi trường PDA và vi thể (hình dáng bào tử) trên kính hiển vi kết hợp so sánh với loài Aspergilus flavus đối chứng. Kết quả phân tích trình tự gen mã hóa 28S rRNA của chủng T1 cho thấy sự tương đồng trình tự cao với các trình tự tương ứng của loài Aspergilus flavus trên ngân hàng gen. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết vi khuẩn P. putida lên sự phát triển của nấm A.  flavus gây bệnh trên hạt ngô sau thu hoạch và bảo quản ở điều kiện in vitro cho thấy, ở nồng độ P. putida 24% đã ức chế 74,50% sự phát triển đường kính tản nấm sau 10 ngày nuôi cấy, ức chế 79,63% sự hình thành sinh khối sợi nấm sau 7 ngày nuôi cấy. Ở điều kiện in vivo, sự nảy mầm của hạt giống ngô sau 30 ngày được tạo màng bao sinh học bằng dịch chiết vi khuẩn P. putida nồng độ 18% đạt 97,91%, tỉ lệ hạt nhiễm nấm mốc giảm còn 20% so với 72% ở mẫu đối chứng.
https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3C.3905
PDF (Vietnamese)
PDF (Vietnamese)

References

  1. Nguyễn Thuỳ Châu, Lê Hữu Hiếu, Trương Thanh Bình, Cao văn Hùng, Vũ Xuân Dũng, Lê Văn Trường (1997), Nghiên cứu mức độ nhiễm mốc sinh độc tố trên ngô, biện pháp phòng trừ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000 – 2003
  2. Ngô Hữu Tình (2003), Cây Ngô, Viện nghiên cứu và phổ biến kiến thức bách khoa, NXB Nghệ An.
  3. Adel K.Madbouly, Mohamedl.M.lbrahim, Mosaad A.Abdel-Wahhab (2014), Efficacy of corn and rice seed-borne mycoflora in controlling aflatoxigenic Aspergillus flavus, Comunicata Scientiae 5(2): 118-130.
  4. Akhtar M.S and Siddiqui Z. A (2009), Use of plant growth -promoting rhizobacteria for the biocontrol of root-rot disease complex of chickpea, Australasian Plant Pathology, 38, 44-50.
  5. Basher H. Abdullah, Ashwaq T. Hameed (2010), The biological activity of bacterial vaccine of Pseudomonas putida 2 and Pseudomonas fluorescens3 isolate to protect sesame crop (Sesamum indicum) from Fusarium fungi under field conditions, Agriculture and biology journal of north america.1(5), 803 – 811
  6. Fernando Haddad, Rodrigo M. Saraiva, Eduardo S. G. Mizubuti, Reginaldo S. Romeiro, Luiz A. Maffia (2013), Antifungal compound as a mechanism to contrrol Hemileia vastatrix by antagonistic bacteria, Trop. plant pathol. 38 (5).
  7. Olga Georgieva (2003), Enterobacter cloacae Bacterium as a Growth Regulartor in Greenhouse Cucumbers, Cucurbit Genetics Cooperative Report 26:4-6.
  8. Gautam A.K. and Bhadauria R. (2012), Characterization of Aspergillus associated with commercially stored triphala powder, African journal of Biotechnology Vol.11(104), 16814-16823.
  9. Kawashima K. (1991), Mechaism of alflatoxin infection of Thai maize and preventive mearsures, Farming Japan, 52, , 42 – 46.
  10. Paul Vincelli và Gary Parker, Fumonisin, Vomitoxin and Other Mycotoxins in Corn Produced by Fusarium Fungi, University of Kentucky - College of Agriculture
  11. Ramón Zulueta-Rodríguez, Luis G. Hernández-Montiel, Bernardo Murillo-Amador, Edgar O. Rueda-Puente, Liliana Lara Capistrán, Enrique Troyo-Diéguez và Miguel V. Córdoba-Matson (2015), Effect of Hydropriming and Biopriming on Seed Germination and growth of Two Mexican Fir Tree Species in Danger of Extinction, Forests, 6, 3109-3122.
  12. Seon-Woo Lee and Donald A. Cooksey (2000), Genes Expressed in Pseudomonas putida during Colonization of a Plant-Pathogenic Fungus, Appl Environ Microbiol, 66(7), 2764 - 2772
  13. http://faostat.fao.org