ỨNG DỤNG GIS VÀ TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH THỨ BẬC PHÂN VÙNG THÍCH HỢP NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) TẠI HUYỆN ĐÔNG HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

Abstract

Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tích hợp GIS và Tiến trình Phân tích Thứ bậc  xác định các khu vực thích hợp cho nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Tám yếu tố cần thiết cho nuôi tôm được phân thành hai nhóm chính, bao gồm: điều kiện xây dựng ao nuôi, điều kiện cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội. Dựa trên AHP, tính toán trọng số của các yếu tố, sau đó ứng dụng GIS phân vùng thích hợp nuôi tôm. Kết quả cho thấy có khoảng 24,64% diện tích của huyện Đông Hòa (6.552 ha), phân bố trên địa bàn nhiều xã, hội đủ các điều kiện đất đai rất thích hợp cho tôm thẻ chân trắng phát triển. Với kết quả đạt được, đã chứng minh tính hữu dụng của việc tích hợp GIS và AHP trong phân vùng thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng, cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác quy hoạch vùng nuôi loài tôm này trên địa bàn nghiên cứu.

Từ khóa: GIS, Tiến trình phân tích thứ bậc(AHP), Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3C.3918
PDF (Vietnamese)

References

  1. Tài liệu tiếng Việt
  2. Nguyễn Kim Lợi và đồng tác giả (2011), Ứng dụng GIS và AHP xây dựng bản đồ thích nghi nuôi tôm nước lợ tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận”. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận.
  3. Nguyễn Thanh Phương (2005), Nuôi thuỷ sản ven biển nhiệt đới. Khoa thuỷ sản, Trường đại học Cần Thơ.
  4. Trần Xuân Thành (2011), Tích hợp GIS và phân tích thứ bậc (AHP) đánh giá thích nghi đất đai phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Tạp chí khoa học công nghệ bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, 12(2014), 28-39.
  5. Dương tử (2015), Nuôi tôm thẻ chân trắng trải bạt nền đáy. Hội Nghề cá Việt Nam, cập nhật ngày 13/12/2015 trên website: http://thuysanvietnam.com.vn/nuoi-tom-the-chan-trang-trai-bat-nen-day-article-6651.tsvn
  6. Tài liệu tiếng Anh
  7. FAO (1976). “A framework for land evaluation”. ISSN: 0253-2050, Rome 1976.
  8. Saaty, T.L. (1980). The Analytic Hierarchy Process: Planning, Priority Setting, Resource Allocation Newyork: McGraw-Hill, Inc
  9. Salam, M.A. (2000) Khulna, Bangladesh: Modelling of current and potential aquaculture developments, production rates and interaction with mangrove forest reserves. Download at http://www.aqua.stir.ac.uk