Abstract
Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất lúa của nông hộ và các giải pháp thích ứng mà nông hộ đã áp dụng để giảm thiểu những tác động đó. Thông tin của nghiên cứu được thu thập qua 2 cuộc thảo luận nhóm gồm 12 nông dân đại diện của 6 thôn trong xã; phỏng vấn sâu 4 lãnh đạo xã và người am hiểu về sản xuất lúa; và phỏng vấn bằng bản hỏi bán cấu trúc 50 hộ sản xuất lúa của xã. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100 % nông hộ đã nhận thấy các tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa, gồm hạn hán, nhiễm mặn và rét đậm. Nhiều hoạt động thích ứng đã được nông hộ thực hiện để giảm rủi ro, trong đó hoạt động chuyển đổi lúa hè thu sang trồng đậu xanh và ngô là hoạt động thích ứng, được hơn 90 % hộ nông dân áp dụng. Tất cả hộ chuyển đổi khẳng định đây là giải pháp góp phần rất lớn làm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, mang lại hiệu quả cao về cả kinh tế, xã hội và môi trường, và có khả năng nhân rộng trên địa bàn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như áp dụng các giải pháp thích ứng hạn, rét và nhiễm mặn trong sản xuất lúa còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch nên vẫn tiềm ẩn những rủi ro. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp để hạn chế rủi ro và nâng cao năng lực thích ứng của hộ trong sản xuất lúa ở địa bàn nghiên cứu.
Từ khóa: biến đổi khí hậu, hạn hán, thích ứng, sản xuất lúa, Quảng Trị
References
- ADB (2009), The Economics of Climate Change is Asia: Vietnam Country Report, 27.
- Dow, K. and Downing, T. (2006), The Atlas of Climate Change: Mapping the World’s Greatest Challenge, University of California Press, Berkeley.
- Lê Thị Hoa Sen, Lê Thị Hồng Phương (2009), Biến đổi khí hậu và thích ứng của người dân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Kỷ yếu nghiên cứu 2006-2008 dự án RD VIET.
- UBND xã Vĩnh Giang (2016), Báo cáo kinh tế xã hội xã Vĩnh Giang năm 2015 và định hướng phát triển năm 2016.
- Võ Chí Tiến, Lê Thị Hoa Sen, Hoàng Mạnh Quân & Hoàng Thị Thái Hòa (2012), Kiến thức bản địa và kinh nghiệm thực tiễn của người dân ứng phó với nhiễm mặn trong sản xuất nông nghiệp tại vùng cát Quảng Trị, Tạp Chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (3),108-115.